61 tượng đá không đầu ở lăng mộ Võ Tắc Thiên là một 'bí ẩn' trong hàng nghìn năm, cuối cùng nó đã được phát hiện bởi hai người nông dân
Lăng mộ Võ Tắc Thiên đến giờ vẫn còn ẩn chứa nhiều điều bí mật, không chỉ vì nó chưa từng bị khai quật mà ngay cả những gì lộ thiên, hiển hiện trước mắt hậu thế cũng vẫn là những bí ẩn chưa có lời giải thích thỏa đáng.
Khi đến thăm lăng mộ của Võ Tắc Thiên, nhiều người bất ngờ và cảm thấy khó hiểu khi thấy 61 bức tượng đá không đầu. Nguyên nhân nào khiến cho những tượng đá này không có đầu? Cuối cùng lời giải đáp đã được xác thực sau hàng ngàn năm phán đoán.
Mọi người thường chỉ chú ý đến tấm bia không chữ trước ngôi mộ của Võ Tắc Thiên mà không để ý đến 61 tượng đá không đầu trước lăng mộ. Những tượng đá này có hình dạng khác nhau, gần giống người thật, mặc trang phục nước ngoài. 61 người canh lăng trước mộ bà đều là quan lại thuộc tộc người khác, cúc cung tận tụy cho đế quốc Đại Đường, có thể thấу Võ Tắc Thiên tuyển dụng nhân tài không hề rậρ khuôn.
Nhưng thật bất ngờ khi "bí ẩn rợn người" được đồn đoán suốt hàng ngàn năm qua này lại được hai người nông dân ở Thiểm Tây phát hiện. Một ngày nọ, khi họ đang làm công việc đồng áng trên cánh đồng, họ đào thấy có hàng loạt đầu người bằng đá dưới lòng đất. Sau khi được các chuyên gia khảo cổ đối chiếu phân tích, người ta nhận ra rằng những chiếc đầu này chính là đầu của người đá bị chặt vốn xếp hàng đứng trước lăng mộ của Võ Tắc Thiên.
Tuy nhiên, các chuyên gia phát hiện, không chỉ có tượng hình người mất đầu, mà ngay cả tượng ngựa, đà điểu cũng có chung đặc điểm là phần cổ có kết cấu yếu. Mỗi bộ phận lại được làm từ nhiều loại đá với độ cứng khác nhau. Các chuyên gia suy đoán có thể do đá thời nhà Đường có nhiều tạp chất nên làm ảnh hưởng đến chất lượng của tượng.
Tuy nhiên, khi tiến hành nghiên cứu và phân tích những tài liệu lịch sử, các chuyên gia phát hiện tượng đá mất đầu ở lăng mộ có thể là do thiên tai.
Ngày nay, dù những bức tượng đá ở Càn Lăng không còn nguyên vẹn nhưng chúng vẫn là minh chứng cho thấy kỹ thuật chạm khắc và sự phát triển cực thịnh của nhà Đường lúc bấy giờ.