6 thực phẩm thường dùng dễ khiến bạn tăng cân: Cơm và bánh mì bất ngờ vắng mặt

Điểm bất ngờ là cơm và bánh mì, vốn được xem là thực phẩm dễ gây béo phì, giờ đây lại không được bác sĩ liệt kê trong danh sách.

Ít người biết được một số món ăn lại có thể “kín đáo” khiến bạn tăng cân. Hãy cùng điểm qua 5 loại thực phẩm là “kẻ thù” của vóc dáng mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày.

5 loại thực phẩm dễ gây tăng cân

1. Mì ăn liền

Mì ăn liền là một món ăn rất quen thuộc. (Ảnh: Pinterest)

Mì ăn liền là một món ăn rất quen thuộc. (Ảnh: Pinterest)

Mì ăn liền là món ăn rất quen thuộc. Mì ăn liền từng được nhiều người sử dụng cho bữa sáng và bữa tối. Tuy nhiên, mì ăn liền là sản phẩm chiên từ dầu, với lượng calo cao hơn nhiều so với các loại thực phẩm khác. Theo tính toán, một gói mì ăn liền chứa khoảng 378 calo. Để tiêu hao lượng calo này, bạn cần chạy bộ trong 57 phút.

2. Bánh nếp

Mỗi 100 gram bánh nếp có thể chứa 261 calo. (Ảnh: Cookpad)

Mỗi 100 gram bánh nếp có thể chứa 261 calo. (Ảnh: Cookpad)

Bánh nếp là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích. Loại bánh này được làm từ bột nếp, với rất nhiều loại nhân khác nhau, gồm cả nhân ngọt và nhân mặn. Tuy nhiên, mỗi 100 gram bánh nếp có thể chứa đến 261 calo. Hơn nữa, bột nếp chứa nhiều carbohydrate và đường, nếu ăn thường xuyên sẽ dễ làm tăng lượng đường trong máu.

3. Bánh mì trứng

Mỗi bánh mì trứng chứa khoảng 330 calo. (Ảnh: Cookpad)

Mỗi bánh mì trứng chứa khoảng 330 calo. (Ảnh: Cookpad)

Nhiều người thích ăn bánh mì trứng, đặc biệt là để ăn sáng. Theo các nghiên cứu, mỗi cái bánh mì trứng chứa khoảng 330 calo. Trong quá trình nấu, bánh trứng được thêm vào dầu ăn, đôi khi cả pate để tăng hương vị. Vì vậy, lượng chất béo trong bánh cũng tương đối cao, nếu ăn thường xuyên sẽ khiến lượng mỡ tích tụ trong cơ thể tăng.

4. Bún

Bún được làm chủ yếu từ tinh bột và chứa nhiều carbohydrate. (Ảnh: Cookpad)

Bún được làm chủ yếu từ tinh bột và chứa nhiều carbohydrate. (Ảnh: Cookpad)

Ngày nay, ngày càng ít người tự nấu ăn, thay vào đó họ thường chọn các món ăn nhanh tiện lợi hơn. Bún và các món ăn liền như mì cay đang trở nên phổ biến. Bún được làm chủ yếu từ tinh bột và chứa nhiều carbohydrate, kèm theo đó là một lượng lớn dầu ăn.

Một bát bún bò (khoảng 208g) cung cấp khoảng 347 calo. 1 bát bún riêu cua (khoảng 208g) cung cấp khoảng 465 calo. 1 bát bún chả Hà Nội (208g) cung cấp khoảng 390 calo. 1 bát bún đậu mắm tôm (208g) cao nhất, có thể lên đến hơn 550 calo.

Mặc dù nhìn có vẻ là thực phẩm rất lành mạnh, nhưng thực chất nó lại khiến chúng ta tăng cân một cách không ngờ. Hơn nữa, nhiều thương nhân vì lợi nhuận mà thêm vào các loại chất tạo độ dẻo, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

5. Bánh bao

Bánh bao có lượng calo không hề thấp. (Ảnh: Cookpad)

Bánh bao có lượng calo không hề thấp. (Ảnh: Cookpad)

Bánh bao có lượng calo không hề thấp. Nhiều người thường nghĩ rằng bánh bao là thực phẩm chính giúp giảm cân, nhưng điều này thực sự sai lầm. Bánh bao được làm chủ yếu từ bột mì, thêm vào đó, nhân bánh bao thường được làm từ thịt và trứng, lạp sườn, những nguyên liệu này cũng chứa nhiều calo, khi kết hợp với vỏ bánh sẽ khiến lượng calo tăng cao hơn.

Thực phẩm giúp bạn vừa no bụng vừa không tăng cân

Có 4 loại thực phẩm chính mà bạn có thể ăn thoải mái mà không lo tăng cân, lại còn tốt cho sức khỏe.

1. Bắp ngô

Ăn ngô có thể tăng cường trao đổi chất mà không ảnh hưởng đến việc giảm cân. (Ảnh: Pinterest)

Ăn ngô có thể tăng cường trao đổi chất mà không ảnh hưởng đến việc giảm cân. (Ảnh: Pinterest)

Ngô là một loại ngũ cốc, chứa nhiều vitamin và chất xơ, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Ăn ngô có thể tăng cường trao đổi chất mà không ảnh hưởng đến việc giảm cân.

Bạn có thể đưa ngô vào bữa ăn hàng ngày hoặc sử dụng bột ngô để chế biến, nhưng không nên chiên hay xào, bởi như vậy sẽ phản tác dụng.

2. Khoai lang

100 gram khoai lang chỉ khoảng 80 calo. (Ảnh: Pinterest)

100 gram khoai lang chỉ khoảng 80 calo. (Ảnh: Pinterest)

Khoai lang có lượng carbohydrate tương đối thấp, chỉ khoảng 80 calo cho 100 gram. Trong khi đó, 100 gram cơm lại chứa hơn 100 calo. Do đó, việc sử dụng khoai lang làm thực phẩm chính có thể giúp giảm cân và đốt cháy mỡ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không nên ăn quá nhiều khoai lang, vì ăn nhiều vẫn có thể gây béo phì.

3. Yến mạch

Yến mạch là loại thực phẩm chính có lượng đường thấp và dinh dưỡng cao. (Ảnh: Pinterest)

Yến mạch là loại thực phẩm chính có lượng đường thấp và dinh dưỡng cao. (Ảnh: Pinterest)

Yến mạch là loại thực phẩm chính có lượng đường thấp và dinh dưỡng cao. Nó chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất. Chất β-glucan trong yến mạch có tác dụng giảm cholesterol và tăng cường hệ miễn dịch. Hơn nữa, yến mạch có chỉ số đường huyết thấp, giúp ổn định lượng đường trong máu, rất phù hợp cho người cao tuổi.

4. Quinoa

Quinoa là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa đầy đủ 9 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể. (Ảnh: Pinterest)

Quinoa là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa đầy đủ 9 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể. (Ảnh: Pinterest)

Quinoa là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa đầy đủ 9 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể. Mặc dù giá quinoa nhưng nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bạn nên cân nhắc đưa vào chế độ ăn hàng ngày.

Lời khuyên về lượng thực phẩm chính nên tiêu thụ trong một ngày

Theo hướng dẫn dinh dưỡng của các chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc năm 2016, một người trưởng thành nên tiêu thụ từ 250-400 gram thực phẩm chính mỗi ngày. Thực phẩm chính có đặc điểm là chứa nhiều carbohydrate, cung cấp năng lượng đầy đủ cho cơ thể. Do đó, mỗi ngày, lượng thực phẩm chính khoảng 250 gram là hợp lý.

Thực phẩm chính có nhiều loại như cơm, ngô, kiều mạch, yến mạch, khoai lang, củ sen và khoai môn, bạn có thể lựa chọn theo sở thích cá nhân. Lượng thực phẩm chính cần tiêu thụ sẽ khác nhau tùy theo thể trạng của mỗi người, không thể áp dụng cho tất cả mọi người.

Quốc Thái (Nguồn: Sohu)

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/6-thuc-pham-thuong-dung-de-khien-ban-tang-can-com-va-banh-mi-bat-ngo-vang-mat-ar890229.html
Zalo