5 thói quen giúp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả trong năm mới

Để vấn đề tài chính luôn vững vàng và trong trạng thái có đủ tiền để trang trải cuộc sống dù đưa ra bất kỳ quyết định nào việc thực hiện 5 tips chủ động về tiền bạc dưới đây giúp bạn thành công về mặt tài chính.

Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng tuy nhiên nhiều người vẫn còn mơ hồ về kỹ năng thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền bạc mỗi cuối tháng và phải vay mượn để bù đắp chi tiêu.

Ảnh: Getty

Ảnh: Getty

Theo công ty tư vấn tài chính Deloitte (Mỹ), tổng nợ tiêu dùng của người dân nước này đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 17,7 nghìn tỷ đô la vào quý 2 năm 2024, trong khi tiền tiết kiệm dư thừa trong thời kỳ đại dịch của người Mỹ đã cạn kiệt vào tháng 3. Báo cáo của công ty này nêu rằng sức mạnh của người tiêu dùng Mỹ sẽ được thử thách vào năm 2025.

Tình trạng mức nợ tiêu dùng tăng cao trong năm 2024 không chỉ tồn tại ở Mỹ mà nhiều quốc gia khác trên thế giới. Vì vậy, việc kiểm tra ngân sách và lên kế hoạch chi tiêu cho năm mới là yêu cầu cần thiết với người tiêu dùng.

Thực hiện kiểm tra ngân sách

Việc lập ngân sách là rất quan trọng nhưng không nên cố định, bởi các ưu tiên về tài chính hoàn toàn có thể thay đổi tùy vào hoàn cảnh.

Vì vậy, hãy luôn rà soát chi tiêu hàng tháng so với số tiền dự kiến chi tiêu. Nếu chi tiêu nhiều hơn dự kiến có thể cần lập kế hoạch giảm chi tiêu hoặc tăng thu nhập vào năm 2025. Ngược lại, nếu chi tiêu ít hơn dự kiến đã đến lúc tăng tiền tiết kiệm và đóng góp đầu tư.

Củng cố quỹ khẩn cấp

Duy trì quỹ khẩn cấp là một trong những bước quan trọng nhất có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe tài chính của mình.

Nếu không có đủ quỹ khẩn cấp, bạn có thể buộc phải dùng đến thẻ tín dụng hoặc các hình thức nợ lãi suất cao khác nếu mất việc, gặp trường hợp khẩn cấp về y tế hoặc bất ngờ phải chi một khoản chi phí lớn ngoài kế hoạch.

Để ngăn chặn điều này xảy ra, các chuyên gia thường khuyên nên có đủ tiền mặt để trang trải ít nhất 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt. Nhưng nếu tự kinh doanh hoặc có thu nhập không ổn định có thể cần nhiều hơn.

Vì vậy, hãy xem xét khoản tiết kiệm hiện tại của chính mình và quyết định xem có cần phải xây dựng một mạng lưới an toàn lớn hơn hay không. Nếu vậy, hãy xác định số tiền có thể dành ra mỗi tháng và bắt đầu đóng góp vào một tài khoản tiết kiệm lãi suất cao mà bạn có thể dễ dàng truy cập khi cần.

Không chi tiêu nhiều hơn 10% số tiền kiếm được

Nguyên tắc quản lý tài chính thường được các chuyên gia dành cho người trẻ chính là không nên tiêu tiền nhiều hơn 10% số tiền bạn kiếm được. Nếu thu nhập là 10 triệu đồng mỗi tháng, các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên mua chiếc túi có giá hơn 1 triệu.

10% trên tổng thu nhập là khoản tiền khá lớn, trong khi giá trị của chiếc túi đó có thể bị giảm dần theo thời gian. Đồng thời, việc “dễ dãi” với bản thân cũng khiến một người có nguy cơ mua sắm thêm những món đồ khác cũng có mức giá 1 triệu. Kết quả, chúng ta có thể tiêu hết tiền lương khi chưa đến cuối tháng.

Tốt nhất chỉ nên mua chiếc túi dưới 1 triệu đồng và để dành chi phí đó dành chi tiêu cho tài sản có giá trị và mang lại lợi ích lâu dài như: nhà, xe, số tiết kiệm... Hoặc có thể để dành từ 100 ngàn đến 500 ngàn mỗi tháng để mua chiếc túi mà mình yêu thích và hình thành “kỷ luật” khi mua sắm cho bản thân.

Trả hết nợ lãi suất cao

Nợ lãi suất cao có thể gây áp lực đáng kể đến tài chính, vì vậy việc giảm hoặc xóa bỏ nợ có thể giúp bạn bắt đầu năm 2025 với nền tảng tài chính tốt hơn.

Tuy nhiên, giảm nợ không phải là tất cả. Ví dụ, nếu hiện tại một người đang thanh toán số tiền tối thiểu cho hóa đơn thẻ tín dụng của mình, hãy cân nhắc thanh toán thêm 50 USD hàng tháng. Điều này sẽ giúp giảm số nợ nhanh hơn, đồng thời, giảm đáng kể số tiền lãi phải trả về lâu dài.

Kiểm tra các đăng ký của bạn và hủy những đăng ký bạn không sử dụng

Theo C&R Research, người tiêu dùng trung bình chi khoảng 219 USD mỗi tháng cho các gói đăng ký như dịch vụ ngân hàng hay các ứng dụng tính phí trên điện thoại,... Tuy nhiên, những người tiêu dùng này ước tính họ chỉ thực sự sử dụng hết 86 USD mỗi tháng. Như vậy, sự gia tăng đăng ký này có thể khiến mỗi người tiêu tốn hơn 2.500 USD mỗi năm mà thậm chí không nhận ra.

Do đó, mỗi người cần kiểm tra lại sao kê ngân hàng và thẻ tín dụng để phát hiện các đăng ký dịch vụ hiếm khi sử dụng (hoặc thậm chí quên mất mình có) và hủy chúng.

Hoàng Ly (Theo Yahoo Life)

Nguồn Tiêu Dùng: https://tieudung.giadinhonline.vn/5-thoi-quen-giup-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua-trong-nam-moi-d9842.html
Zalo