5 đồ uống người huyết áp cao cần tránh

Rượu bia, đồ uống nhiều đường hay muối, nước tăng lực có thể khiến tình trạng cao huyết áp nặng hơn, người bệnh nên hạn chế sử dụng.

 Uống rượu làm tăng nguy cơ huyết áp cao và hiệu quả của thuốc điều trị bệnh. Ảnh minh họa: Livescience.

Uống rượu làm tăng nguy cơ huyết áp cao và hiệu quả của thuốc điều trị bệnh. Ảnh minh họa: Livescience.

Huyết áp cao, hay tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới và là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với các bệnh tim mạch. Trong khi thuốc men và thay đổi lối sống là giải pháp chính để kiểm soát huyết áp cao, lựa chọn chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng.

Kết hợp một số loại đồ uống nhất định vào thói quen hàng ngày giúp kiểm soát huyết áp. Tuy nhiên, cũng có một số loại đồ uống có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Đồ uống tốt cho người huyết áp cao

Nước ép táo

Nước ép táo rất giàu polyphenol, đặc biệt là flavonoid, góp phần mang lại lợi ích cho tim mạch. Flavonoid giúp thư giãn mạch máu, cải thiện chức năng nội mô và điều hòa huyết áp. Ngoài ra, hàm lượng kali cao trong táo hỗ trợ cân bằng nồng độ natri trong cơ thể, rất quan trọng để kiểm soát huyết áp.

Nước ép củ cải đường

Nghiên cứu của Quỹ Tim mạch Anh (BHF) tại Đại học Queen Mary London cho thấy rằng uống 250 ml nước ép củ cải đường mỗi ngày có khả năng làm giảm huyết áp của những người bị tăng huyết áp. Nước ép củ cải đường rất giàu oxit nitric, hợp chất được biết đến với tác dụng giãn mạch máu và hạ huyết áp.

Việc đưa nước ép củ cải đường vào chế độ ăn uống có thể đơn giản như xay củ cải đường tươi với nước hoặc các loại trái cây và rau quả khác để tạo ra thức uống bổ sung nước và dinh dưỡng.

Nước ép lựu

Lựu không chỉ là nguồn cung cấp tuyệt vời các chất dinh dưỡng như vitamin C, kali và folate mà còn có đặc tính chống viêm mạnh. Hàm lượng chất chống oxy hóa của nó, như punicalagins và anthocyanins, đã được chứng minh là có tác dụng chống tăng huyết áp.

Uống nước ép lựu thường xuyên có thể giúp hạ huyết áp, cải thiện mức cholesterol và giảm căng thẳng oxy hóa của cơ thể bằng cách thúc đẩy sản xuất oxit nitric và giảm viêm.

 Lựu không chỉ là nguồn cung cấp tuyệt vời các chất dinh dưỡng như vitamin C, kali và folate mà còn có đặc tính chống viêm mạnh. Ảnh minh họa: Heathshots.

Lựu không chỉ là nguồn cung cấp tuyệt vời các chất dinh dưỡng như vitamin C, kali và folate mà còn có đặc tính chống viêm mạnh. Ảnh minh họa: Heathshots.

Trà xanh

Trà xanh chứa chất chống oxy hóa gọi là catechin, được phát hiện có tác dụng làm giảm nguy cơ tăng huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Theo nghiên cứu được công bố bởi BMC Public Health, trà xanh, khi được tiêu thụ thường xuyên, giúp giảm huyết áp ở cả mức tâm trương và tâm thu. Cố gắng uống 2-3 tách trà xanh mỗi ngày để tận dụng lợi ích hạ huyết áp của nó.

Đồ uống cần tránh

Một số loại đồ uống có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tăng huyết áp và nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải hoặc tránh hoàn toàn:

Rượu: Uống quá nhiều rượu làm tăng huyết áp và ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị tăng huyết áp.

Đồ uống có đường: Các loại đồ uống có hàm lượng đường bổ sung cao, chẳng hạn soda, nước ép trái cây có thêm đường và đồ uống tăng lực, có thể gây tăng cân, kháng insulin và tăng huyết áp.

Đồ uống có hàm lượng natri cao: Một số loại đồ uống có sẵn, chẳng hạn nước ép rau củ chế biến và súp đóng hộp, chứa nhiều natri, có thể gây tăng huyết áp.

Đồ uống tăng lực: Đồ uống tăng lực thường chứa hàm lượng caffeine, đường và các chất kích thích khác cao, gây hại cho người bị tăng huyết áp, gây nguy cơ cho sức khỏe tim mạch, đặc biệt là khi tiêu thụ với số lượng lớn.

Mai Phương

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/5-do-uong-nguoi-huyet-ap-cao-can-tranh-post1525552.html
Zalo