4 thực phẩm dễ khiến bệnh viêm xoang trầm trọng hơn

Một số thực phẩm có ảnh hưởng đến tình trạng viêm xoang. Tìm hiểu 4 loại thực phẩm có thể làm viêm xoang trầm trọng thêm.

NỘI DUNG

1. Tác động của thực phẩm tới sức khỏe xoang

2. Một số loại thực phẩm có thể làm nặng thêm tình trạng viêm xoang

Xoang là những khoang chứa đầy không khí phát triển do virus. Bệnh thường xảy ra do cảm lạnh khiến các xoang sưng lên, viêm và tạo ra sự tích tụ chất nhầy trong mũi. Để hạn chế ảnh hưởng của bệnh nhiễm trùng này, người bị viêm xoang cần tạo thói quen ăn uống lành mạnh.

1. Tác động của thực phẩm tới sức khỏe xoang

Chế độ ăn uống có vai trò trong việc quản lý sức khỏe xoang.

Chế độ ăn uống có vai trò trong việc quản lý sức khỏe xoang.

ThS. BS Hà Minh Lợi, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, viêm xoang còn được gọi là nhiễm trùng xoang hoặc viêm mũi xoang, xảy ra khi niêm mạc xoang bị viêm và sưng lên.

Khi bị viêm xoang, xoang sẽ bị tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn đó có thể dẫn đến các triệu chứng quen thuộc như sưng, sổ mũi, đau hoặc áp lực và khó thở bằng mũi.

Viêm xoang cấp tính là bệnh phổ biến nhất và xảy ra trong thời gian ngắn (thường là 4 tuần hoặc ít hơn). Nếu có các triệu chứng trong hơn 12 tuần hoặc bị nhiễm trùng tái phát, có thể bị viêm xoang mạn tính.

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm xoang bao gồm:

Cảm lạnh thông thường;
Nhiễm trùng (phổ biến nhất là nhiễm virus);
Dị ứng theo mùa;
Polyp mũi;
Vách ngăn lệch;
Hút thuốc lá...

Hầu hết mọi người thường không để ý đến vai trò của chế độ ăn uống trong việc quản lý sức khỏe xoang. Thực tế có những loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm xoang. Tuy nhiên, những phản ứng này có thể khác nhau ở mỗi cá nhân. Một loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm vấn đề ở người này nhưng không ảnh hưởng đến người khác.

2. Một số loại thực phẩm có thể làm nặng thêm tình trạng viêm xoang

Các sản phẩm từ sữa

Người bệnh xoang sử dụng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa sẽ khiến tình trạng viêm xoang diễn tiến nặng hơn.

Người bệnh xoang sử dụng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa sẽ khiến tình trạng viêm xoang diễn tiến nặng hơn.

Sữa, phô mai và sữa chua có xu hướng tạo ra chất nhầy đặc hơn. Nó có nghĩa là mũi đóng vai trò là vật chủ cho sự phát triển của vi sinh vật. Đối với những người dễ bị nhiễm trùng xoang, việc giảm thiểu lượng sữa, phô mai và sữa chua có thể có lợi trong việc ngăn ngừa sản xuất chất nhầy quá mức.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên gồm 108 người, chia những người tham gia thành nhóm dùng sữa hoặc nhóm không dùng sữa. Sau 4 ngày tham gia, những người tham gia nhóm không dùng sữa đã giảm đáng kể lượng tiết chất nhầy ở mũi so với những người tham gia nhóm dùng sữa. Các tác giả kết luận rằng lý thuyết về tác dụng của chất nhầy sữa là hợp lý.

Một nghiên cứu cũ hơn cho thấy phản ứng dị ứng với sữa có thể làm tăng sản xuất polyp mũi, đây là nguyên nhân phổ biến gây viêm xoang. Ngoài ra, có nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm xoang mạn tính tăng lên ở những người bị dị ứng sữa.

Thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm nhiều đường sẽ khiến tình trạng viêm xoang tăng lên.

Thực phẩm nhiều đường sẽ khiến tình trạng viêm xoang tăng lên.

Chế độ ăn nhiều đường tinh luyện như nước soda, kẹo và đồ nướng (không phải đường tự nhiên có trong trái cây) có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm xoang do tình trạng viêm tăng lên.

Một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn nhiều đường có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng xoang, làm tăng tình trạng viêm ở trẻ em có triệu chứng xoang, đồng thời việc giảm tiêu thụ đường bổ sung có thể giúp cải thiện các triệu chứng và chất lượng cuộc sống ở nhóm này.

Nhiều bác sĩ khuyên nên tránh đường tinh luyện như một cách tự nhiên để giảm các triệu chứng viêm xoang ở người lớn. Ngoài ra, ăn ít đường tinh luyện hơn sẽ có lợi cho sức khỏe.

Thực phẩm chứa nhiều histamine

Kim chi là thực phẩm chứa nhiều histamine có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm xoang.

Kim chi là thực phẩm chứa nhiều histamine có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm xoang.

Các tế bào bạch cầu của cơ thể sản xuất ra histamine để giúp chống lại các chất gây dị ứng tiềm ẩn. Histamine cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm.

Ở những người khỏe mạnh, histamine tiêu thụ qua thức ăn sẽ nhanh chóng bị phân hủy. Tuy nhiên, những người không dung nạp histamine có thể phân hủy nó kém hiệu quả hơn, dẫn đến tích tụ trong cơ thể.

Sự tích tụ này có thể dẫn đến nhiều triệu chứng, bao gồm cả những triệu chứng liên quan đến viêm xoang, chẳng hạn như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi và khó thở. Do đó, nếu không dung nạp histamine, ăn thực phẩm chứa nhiều histamine có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Thực phẩm chứa nhiều histamine, bao gồm:

Hầu hết các loại thịt chế biến sẵn: xúc xích, giăm bông;
Cá và nước mắm;
Một số loại rau: cà chua, bơ và cà tím;
Trái cây sấy khô như nho khô và mơ;
Phô mai ủ lâu năm;
Sôcôla;
Thực phẩm lên men như dưa cải bắp, kim chi, sữa chua và giấm;
Đồ uống lên men như kombucha và rượu...

Thực phẩm chứa nhiều salicylate

Nghệ là thực phẩm chứa salicylate khiến các triệu chứng viêm xoang trở nên nặng hơn.

Nghệ là thực phẩm chứa salicylate khiến các triệu chứng viêm xoang trở nên nặng hơn.

Salicylat nói chung là những hợp chất có lợi được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như:

Các loại đậu như đậu và đậu lăng;
Súp lơ;
Trái cây như dâu tây, dưa hấu, mận và quả mâm xôi;
Các loại ngũ cốc như yến mạch, ngô và kiều mạch;
Một số loại thảo mộc và gia vị như hương thảo, húng tây, ớt bột và nghệ...

Tuy nhiên, một số người có thể nhạy cảm với các hợp chất tự nhiên này. Trường hợp quá mẫn cảm với salicylat có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như polyp mũi, viêm mũi (bao gồm nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi) và khó thở. Những triệu chứng này có thể khiến bệnh viêm xoang trở nên trầm trọng hơn.

Một nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa việc ăn nhiều thực phẩm salicylate và các triệu chứng viêm xoang trầm trọng hơn ở những người bị viêm xoang mạn tính có polyp mũi. Một nghiên cứu khác cho thấy những người bị polyp mũi có nhiều khả năng mắc chứng không dung nạp salicylate hơn.

Do mối quan hệ này, các nghiên cứu đã điều tra chế độ ăn không có salicylate như một phương pháp điều trị các triệu chứng viêm xoang. Một nghiên cứu chéo đã quan sát thấy những cải thiện tích cực về các triệu chứng viêm mũi sau khi thực hiện chế độ ăn không có salicylate trong 6 tuần.

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy chế độ ăn không có salicylate có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng viêm xoang.

Bảo Châu

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/4-thuc-pham-de-khien-benh-viem-xoang-tram-trong-hon-169241210004147944.htm
Zalo