4 năm truyền thông Luật BVMT 2020 - Động lực cho phát triển bền vững

Ngày 16/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo 'Tổng kết 04 năm Tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường năm 2020' do Bộ TN&MT giao Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường tổ chức.

Hội thảo có sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các bộ ngành, tổ chức xã hội và doanh nghiệp.

Quang cảnh hội thảo

Quang cảnh hội thảo

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 17/11/2020, có hiệu lực từ 01/01/2022. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho công tác bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Trong 4 năm qua, với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các cấp chính quyền đã triển khai tích cực công tác tuyên truyền, phổ biến Luật tới các tầng lớp nhân dân.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Cao Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh ý nghĩa của Luật và những kết quả bước đầu trong công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện. Ông cho rằng hội thảo là dịp để các bên liên quan cùng nhìn lại chặng đường 4 năm, rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền trong thời gian tới. Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe 2 báo cáo quan trọng.

Ông Cao Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường phát biểu khai mạc

Ông Cao Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường phát biểu khai mạc

Tại hội thảo, bà Lê Thị Minh Ánh - Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường đã trình bày báo cáo "Triển khai pháp luật bảo vệ môi trường 2020".

 =

=

Bà Vũ Hoài Phương - Giảng viên chính Học viện Báo chí và Tuyên truyền trình bày báo cáo "Truyền thông về bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững". Các báo cáo đã đánh giá toàn diện tình hình triển khai Luật trong 4 năm qua, chỉ ra những kết quả nổi bật như: Nhận thức của xã hội về bảo vệ môi trường được nâng cao; Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật được ban hành tương đối đầy đủ; Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được tăng cường; Các mô hình bảo vệ môi trường hiệu quả được nhân rộng...

Bên cạnh đó, các báo cáo cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Một số quy định của Luật còn chưa rõ ràng, khó áp dụng; Nguồn lực cho bảo vệ môi trường còn hạn chế; Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân, doanh nghiệp chưa cao...

Bà Vũ Hoài Phương - Giảng viên chính Học viện Báo chí và Tuyên truyền trình bày báo cáo tại hội thảo

Bà Vũ Hoài Phương - Giảng viên chính Học viện Báo chí và Tuyên truyền trình bày báo cáo tại hội thảo

Phiên thảo luận với chủ đề "Tuyên truyền và triển khai Luật Bảo vệ môi trường - 04 năm nhìn lại" đã diễn ra sôi nổi với sự tham gia của nhiều chuyên gia. Các ý kiến tập trung làm rõ vai trò của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng; đề xuất các giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền, hướng tới các nhóm đối tượng cụ thể; kiến nghị hoàn thiện chính sách, tăng cường nguồn lực cho bảo vệ môi trường....

Là đơn vị phối hợp tổ chức buổi hội thảo này, PSG.TS Trương Mạnh Tiến, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường chia sẻ về các câu chuyện triển khai Luật Bảo vệ môi trường ở các địa phương, đồng thời nhấn mạnh, chúng ta phải tuyên truyền thật tốt các chính sách để đến với người dân, nhưng trước hết phải nâng cao ý thức, và truyền thông hơn hết hãy vào cuộc.

Theo PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Tạp chí Kinh tế môi trường luôn có nhiều phương thức truyền thông để lan tỏa những nội dung mới trong bối cảnh mới một cách thiết thực hiệu quả. Tiếp đó, thông qua những giải thưởng về môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giải thưởng thường niên về môi trường của Hà Nội, tạp chí luôn thể hiện rõ đậm nét ở mỗi sản phẩm báo chí trong công tác tuyên truyền tới người dân và chính ngay các cơ quan có liên quan. Một trong những thành quả đó là, tạp chí thường xuyên đạt giải cao tại các giải thưởng.

PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường phát biểu tại hội thảo

PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường phát biểu tại hội thảo

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trình bày báo cáo tại hội thảo

Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trình bày báo cáo tại hội thảo

PGS.TS Nguyễn Ngọc Trực, Phó Chủ nhiệm khoa Kiến trúc - Đô thị và Khoa học bền vững, Trường KH Liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Ngọc Trực, Phó Chủ nhiệm khoa Kiến trúc - Đô thị và Khoa học bền vững, Trường KH Liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội

Ông Bùi Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ xanh Babio

Ông Bùi Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ xanh Babio

Ông Chử Đức Hoàng, đại diện cho Hợp tác đổi mới sáng tạo xanh (VIGIC) nhấn mạnh vai trò của đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong bảo vệ môi trường.

Ông Hoàng cho rằng, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội ứng dụng công nghệ mới như IoT, Big Data, AI... vào giám sát, quản lý và xử lý các vấn đề môi trường. Tuy nhiên, việc chuyển giao và làm chủ các công nghệ này còn nhiều thách thức, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp, viện trường và cộng đồng. Mô hình VIGIC là sáng kiến kết nối các bên liên quan nhằm thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các giải pháp công nghệ xanh vào thực tiễn. Thông qua nền tảng số và các hoạt động truyền thông, VIGIC đã và đang huy động nguồn lực xã hội tham gia bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững.

Chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình, ông Hoàng đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hợp tác đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực môi trường như: Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp xanh; Tăng cường liên kết giữa nghiên cứu và ứng dụng; Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận công nghệ và thị trường xanh; Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho thanh niên...

Phát biểu của ông Chử Đức Hoàng đã làm nổi bật vai trò của đổi mới sáng tạo và sức trẻ trong bảo vệ môi trường. Những kinh nghiệm và đề xuất của ông sẽ là gợi ý hữu ích cho việc triển khai hiệu quả hơn Luật Bảo vệ môi trường trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Kết quả của hội thảo sẽ là cơ sở quan trọng để các cơ quan chức năng hoạch định chính sách, chiến lược truyền thông về bảo vệ môi trường trong thời gian tới.

PV

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/4-nam-truyen-thong-luat-bvmt-2020-dong-luc-cho-phat-trien-ben-vung-95584.html
Zalo