3 điều các hàng quán nên lưu ý để không vô tình khiến Gen Z 'khó chịu vô cùng'

Từ chuyện tranh cãi trân châu đen và trân châu trắng trên MXH Threads, netizen chỉ ra 3 điểm các quán ăn, quán trà sữa cần lưu ý để làm hài lòng thực khách.

Quán nên rõ ràng mọi thứ ngay từ lúc khách order

Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi là cả một nghệ thuật. Ảnh: Unibar

Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi là cả một nghệ thuật. Ảnh: Unibar

Chủ nhân bài đăng trên Threads này bày tỏ một quan điểm khá khắt khe rằng quán trà sữa nên... nghỉ bán nếu không có sẵn trân châu đen để phục vụ khách. Bài đăng này đã thu hút hơn 180 lượt bình luận trên nền tảng này.

Ảnh: Threads

Một tài khoản khác hoan hỉ hơn, chia sẻ rằng hết trân châu thì vẫn còn các topping khác, không nhất thiết hết trân châu phải đến mức dọn quán. Khách hàng hoàn toàn có thể chọn các topping khác ngon không kém như bánh flan, phô mai viên hoặc lựa chọn quán đồ uống khác.

Một quán trà sữa phải gồng gánh rất nhiều chi phí, nhất là trong thời điểm đã có ít nhất 30.000 doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn thức uống trên toàn quốc phải đóng cửa vì kinh tế đi xuống, theo báo cáo thị trường nửa đầu năm 2024 của iPOS. Khi một tiệm trà sữa hoạt động, có khi chính lúc bạn nói quán nên đóng cửa thì họ đang nấu dở một mẻ trân châu đen để tiếp tục phục vụ khách hàng.

Một người dùng Threads khác bình luận rằng: Thật ra thứ họ không thích chính là đặt món xong xuôi mới báo là hết trân châu đen, nếu quán minh bạch hơn và báo trước rằng hết trân châu đen ngay lúc gọi đồ uống thì khách hàng sẽ thấy dễ chấp nhận hơn. Vậy nên bài học ở đây chính là sự minh bạch thông tin, đừng vì vài chục nghìn đồng một ly trà sữa, thanh toán xong xuôi, xong rồi ép khách rằng hết trân châu đen, đổi thành trân châu trắng đỡ cho quán vì “lỡ” làm món rồi. Như vậy, quán kiếm được vài chục nghìn đồng doanh thu nhưng khách hàng sẽ không quay lại vì cảm thấy dị ứng với cách làm việc “ăn xổi ở thì” mà không tôn trọng người mua này.

Nhân viên thiếu lịch sự với khách

Tác giả bài viết từng có một nghi ngại sâu sắc khi ghé một tiệm bánh “không cần khách”, vì khi chị của tác giả hỏi bánh bao nhiêu tiền, nhân viên nói thẳng một câu: “Giá có ghi trên kia kìa.”

Một lần khác, khi ghé một quán nước có vẻ “yên tĩnh”, thấy nhân viên ngồi nói chuyện rôm rả, tác giả lịch sự nói rằng mình cần ly nước này mang đi, và quan ngại khi nhận câu trả lời: “Chị ghé quầy lấy quai đeo giùm em.”

Câu nói đầy đủ chủ ngữ vị ngữ đi kèm với hành động tiếp tục nói chuyện một cách vui vẻ với những nhân viên khác một cách điềm nhiên, quan trọng hơn là chủ quán có mặt ở đó. Thực sự không quá ngạc nhiên khi quán ở ngay trung tâm Quận 1 (TP.HCM) mà lại vắng khách.

Ngoài không gian đẹp, đồ uống ngon, thái độ nhân viên cũng là yếu tố hàng đầu quyết định việc khách có trở lại quán lần hai hay không. Ảnh: VMASS

Ngoài không gian đẹp, đồ uống ngon, thái độ nhân viên cũng là yếu tố hàng đầu quyết định việc khách có trở lại quán lần hai hay không. Ảnh: VMASS

Có lẽ đây chỉ là các quán ăn nhỏ lẻ, chưa được đào tạo quy trình chăm sóc khách hàng chỉn chu và tỉ mỉ. Tuy nhiên, nếu không khắt khe từ những điều nhỏ nhất là lịch sự và hiếu khách thì rất khó để các quán ăn có thể tồn tại được trong thời đại cạnh tranh gay gắt, khách hàng Gen Z thông thái và kỹ tính như hiện nay.

Quán rất nên dán mã QR để khách hàng quẹt nhanh-gọn-lẹ

Một trong những clip viral nhất trên TikTok chính là khuôn mặt của những Gen Z tá hỏa khi ăn uống no nê xong mới nhìn thấy bảng “Không nhận chuyển khoản”. Anh Thanh Danh (28 tuổi) chia sẻ quan điểm về việc các quán ăn chỉ nhận tiền mặt là chưa theo sát sao nhu cầu của khách - những người nhận lương qua tài khoản ngân hàng, tiền mặt chỉ rút để đổ xăng và trả tiền giữ xe. Thực tế, một số cây xăng và chỗ gửi xe tân tiến đã chuẩn bị mã QR để phục vụ khách hàng một cách thấu đáo nhất.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Anh Huỳnh Đức (28 tuổi) chia sẻ rằng bí kíp chọn quán ăn tiên quyết là liệu quán đó có dán mã QR hoặc có nhận chuyển khoản hay không. Về phía quán ăn, chị An, một chủ tiệm trà sữa chia sẻ rằng khoảng hơn 50% lượng khách đến mua trà sữa và tạp hóa của chị thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng. Chị cũng chia sẻ việc tin tưởng sử dụng ứng dụng ngân hàng để quét mã QR vì ngân hàng ít lỗi hơn ví điện tử.

Narcy Nguyễn - Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa

Nguồn HHT: https://hoahoctro.tienphong.vn/3-dieu-cac-hang-quan-nen-luu-y-de-khong-vo-tinh-khien-gen-z-kho-chiu-vo-cung-post1675083.tpo
Zalo