20 trường đại học tại Hà Nội tham gia Hội đàm Lãnh đạo trẻ về bình đẳng giới

Hơn 300 thanh niên đến từ 20 trường Đại học vừa tham gia sự kiện Hội đàm Lãnh đạo trẻ về bình đẳng giới tại Học viện Chính sách và Phát triển, Hà Nội. Hội đàm Lãnh đạo trẻ về Bình đẳng giới nằm trong khuôn khổ dự án #GenTalk, được thực hiện bởi UN Women Việt Nam dưới sự điều phối của TUVA Communication, hướng tới kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Cương lĩnh và Hành động Bắc Kinh.

Sự kiện do Youth for ESG, Eco Young Leaders Camp, Câu lạc bộ Kỹ năng sống (KNS) và Câu lạc bộ Sinh viên Nghiên cứu khoa học (ASRE) của Học viện Chính sách & Phát triển đồng tổ chức với mục tiêu nâng cao nhận thức và thúc đẩy thanh niên hành động vì bình đẳng giới trong hoạt động chính sách và xã hội. Sự kiện không chỉ cung cấp kiến thức cho các bạn trẻ về bình đẳng giới mà còn mở ra cơ hội cất lên tiếng nói của mình về vấn đề này.

Phát biểu tại sự kiện, Thạc sĩ, Chuyên viên cao cấp Nguyễn Thị Hạnh Vân - Phó Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển chia sẻ: “Là một cơ sở đào tạo hướng tới sự phát triển bền vững và toàn diện, Học viện Chính sách và Phát triển luôn chú trọng đến việc xây dựng một môi trường học tập bình đẳng, hòa nhập, tạo điều kiện để mỗi cá nhân phát huy tối đa tiềm năng của mình.”

Thạc sĩ, Chuyên viên cao cấp Nguyễn Thị Hạnh Vân - Phó Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển phát biểu trong sự kiện.

Thạc sĩ, Chuyên viên cao cấp Nguyễn Thị Hạnh Vân - Phó Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển phát biểu trong sự kiện.

Kết nối chia sẻ quan điểm bằng hình thức phiên mô phỏng

Phiên mô phỏng bao gồm 2 Hội đồng thảo luận. Người tham gia đóng vai trò là những đại biểu đại diện cho các cơ quan, tổ chức giả định để thảo luận, đàm phán các giải pháp về bình đẳng giới trong chuyển dịch năng lượng. Qua đó, các bạn có điều kiện được trao đổi để nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều dưới góc độ của những bên liên quan khác nhau.

Các đại biểu trong phiên mô phỏng.

Các đại biểu trong phiên mô phỏng.

Không khí của buổi Hội đàm diễn ra trong sự vui vẻ, tích cực, mang tính xây dựng. Để đưa ra được những giải pháp chung, các đại biểu không chỉ cần đạt được thỏa thuận chung với những đại biểu khác mà còn phải có được sự tán thành của toàn thể hội đồng tham gia.

Các đại biểu và quan sát viên biểu quyết tán thành đề xuất của đại biểu.

Các đại biểu và quan sát viên biểu quyết tán thành đề xuất của đại biểu.

Dấu ấn phản biện trong các phiên thảo luận

Bạn Trang Anh thảo luận trong phiên thảo luận.

Bạn Trang Anh thảo luận trong phiên thảo luận.

Bạn Lê Thị Trang Anh sau khi tham gia Hội đàm chia sẻ: “Chương trình khiến mình nhận ra rằng mỗi cá nhân đều có thể đóng góp một phần nhỏ để thay đổi nhận thức chung về bình đẳng giới. Mình cảm thấy rất may mắn khi được tham gia và chắc chắn sẽ áp dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày để có thể góp phần xây dựng một môi trường làm việc và sinh hoạt bình đẳng hơn.”

Đồng thời, cô nàng cho biết sự kiện đã đem lại cho những người trẻ góc nhìn mới, hiểu rõ bản thân và dám cất lên tiếng nói của mình.

BTC Hội đàm.

BTC Hội đàm.

Sự kiện không chỉ là bước đệm để Ban Tổ chức tiếp tục nỗ lực và phấn đấu, mà còn là tiền đề để mang đến những giá trị ý nghĩa cho cộng đồng, đặc biệt là các bạn trẻ. Nổi bật trong đó là chủ đề bình đẳng giới – một vấn đề luôn được quan tâm và chưa bao giờ mất đi sức nặng của mình.

Khánh Linh - Hiếu Nguyễn

Nguồn SVVN: https://svvn.tienphong.vn/20-truong-dai-hoc-tai-ha-noi-tham-gia-hoi-dam-lanh-dao-tre-ve-binh-dang-gioi-post1706971.tpo
Zalo