115 bức vẽ cầu – Những sắc màu kỳ diệu của trẻ tự kỷ

Trong thế giới hội họa nhiều sắc màu, có những tác phẩm không chỉ là nét vẽ ngẫu hứng mà còn chứa đựng cả tâm hồn, cảm xúc và những thông điệp yêu thương. 115 bức vẽ cầu của em Tạ Đức Bảo Nam là hành trình nghệ thuật đặc biệt, nơi những em nhỏ mang trong mình hội chứng tự kỷ đã kể câu chuyện của riêng mình bằng hội họa. Mỗi bức tranh không chỉ là một cây cầu bằng giấy, mà còn là nhịp cầu kết nối tâm hồn các em với thế giới bên ngoài.

Em Tạ Đức Bảo Nam, 14 tuổi, tại Hà Nội là một cậu bé mắc chứng bệnh tự kỷ. Với 115 bức tranh vẽ các cây cầu, những bức tranh đã trở thành cầu nối chạm đến trái tim hàng nghìn người. Đằng sau hành trình ấy là tình yêu thương của các cô giáo chăm sóc bé Nam và sự sẻ chia từ cộng đồng.

Em Tạ Đức Bảo Nam, 14 tuổi, tại Hà Nội là một cậu bé mắc chứng bệnh tự kỷ. Với 115 bức tranh vẽ các cây cầu, những bức tranh đã trở thành cầu nối chạm đến trái tim hàng nghìn người. Đằng sau hành trình ấy là tình yêu thương của các cô giáo chăm sóc bé Nam và sự sẻ chia từ cộng đồng.

Sau mỗi bức tranh của Bảo Nam là hình bóng của các thầy cô giáo Trung tâm Hoa Xuyến Chi, tại Bắc Giang. Những người đang tận tụy với công tác giáo dục trẻ tự kỷ, khó khăn về học, chậm phát triển trí tuệ.

Sau mỗi bức tranh của Bảo Nam là hình bóng của các thầy cô giáo Trung tâm Hoa Xuyến Chi, tại Bắc Giang. Những người đang tận tụy với công tác giáo dục trẻ tự kỷ, khó khăn về học, chậm phát triển trí tuệ.

Triển lãm tranh của Tạ Đức Bảo Nam tại Báo Nhân Dân, trong buổi tọa đàm "Tương lai nào cho trẻ tự kỷ?", hưởng ứng Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2/4).

Triển lãm tranh của Tạ Đức Bảo Nam tại Báo Nhân Dân, trong buổi tọa đàm "Tương lai nào cho trẻ tự kỷ?", hưởng ứng Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2/4).

Một số bức vẽ về cây cầu của Tạ Đức Bảo Nam. Cây cầu trong tranh của trẻ tự kỷ không chỉ là một công trình kiến trúc. Nó có thể là một đường cong màu sắc, một nhịp cầu uốn lượn, hay thậm chí là một cấu trúc không gian ba chiều ngẫu hứng. (Ảnh: Gia đình cung cấp).

Một số bức vẽ về cây cầu của Tạ Đức Bảo Nam. Cây cầu trong tranh của trẻ tự kỷ không chỉ là một công trình kiến trúc. Nó có thể là một đường cong màu sắc, một nhịp cầu uốn lượn, hay thậm chí là một cấu trúc không gian ba chiều ngẫu hứng. (Ảnh: Gia đình cung cấp).

Với trẻ tự kỷ, ngôn ngữ đôi khi là rào cản, nhưng nghệ thuật lại là phương tiện giao tiếp. Những nét vẽ nguệch ngoạc, những màu sắc đối lập, hay những hình khối lạ kỳ… tất cả đều là cách các em thể hiện cảm xúc, suy nghĩ mà không thể diễn đạt bằng lời.

Với trẻ tự kỷ, ngôn ngữ đôi khi là rào cản, nhưng nghệ thuật lại là phương tiện giao tiếp. Những nét vẽ nguệch ngoạc, những màu sắc đối lập, hay những hình khối lạ kỳ… tất cả đều là cách các em thể hiện cảm xúc, suy nghĩ mà không thể diễn đạt bằng lời.

Những bức vẽ toát lên vẻ đẹp của trí tưởng tượng không biên giới.

Những bức vẽ toát lên vẻ đẹp của trí tưởng tượng không biên giới.

Mỗi bức tranh là những cánh cửa mở ra thế giới bên ngoài với trẻ tự kỷ.

Mỗi bức tranh là những cánh cửa mở ra thế giới bên ngoài với trẻ tự kỷ.

Chùa Cầu (Hội An).

Chùa Cầu (Hội An).

Cầu Thê Húc qua ánh mắt trẻ thơ.

Cầu Thê Húc qua ánh mắt trẻ thơ.

"Những nhịp cầu yêu thương" của em đã tạo nên sức lan tỏa với cộng đồng, tranh được bán đấu giá gây quỹ phục vụ mục đích nhân đạo. Tháng 3/2025, Tạ Đức Bảo Nam được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục với danh hiệu "Cậu bé tự kỷ vẽ nhiều nhất về các cây cầu Việt Nam" (115 bức).

"Những nhịp cầu yêu thương" của em đã tạo nên sức lan tỏa với cộng đồng, tranh được bán đấu giá gây quỹ phục vụ mục đích nhân đạo. Tháng 3/2025, Tạ Đức Bảo Nam được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục với danh hiệu "Cậu bé tự kỷ vẽ nhiều nhất về các cây cầu Việt Nam" (115 bức).

THẾ DƯƠNG - SƠN TÙNG

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/115-buc-ve-cau-nhung-sac-mau-ky-dieu-cua-tre-tu-ky-post869340.html
Zalo