10 tiêu điểm quốc tế năm 2022

10 tiêu điểm quốc tế năm 2022 do Ban Biên tập Báo Thế giới & Việt Nam bình chọn.

Xung đột Nga-Ukraine mang đến nhiều thay đổi chưa từng có cho cục diện chính trị-an ninh thế giới sau Chiến tranh Lạnh. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Xung đột Nga-Ukraine mang đến nhiều thay đổi chưa từng có cho cục diện chính trị-an ninh thế giới sau Chiến tranh Lạnh. (Nguồn: AFP/Getty Images)

1. Xung đột Nga-Ukraine khiến hàng trăm nghìn người thương vong, hàng triệu người mất nhà cửa, đặt quan hệ Nga-phương Tây ở thế đối đầu trực diện, đe dọa phá vỡ cấu trúc an ninh châu Âu và mang đến nhiều thay đổi chưa từng có tới cục diện chính trị-an ninh của thế giới từ sau Chiến tranh Lạnh.

Thích ứng, phục hồi sau đại dịch Covid-19, song song với duy trì công tác phòng, chống dịch là ưu tiên hàng đầu của các nước. (Nguồn: Reuters)

Thích ứng, phục hồi sau đại dịch Covid-19, song song với duy trì công tác phòng, chống dịch là ưu tiên hàng đầu của các nước. (Nguồn: Reuters)

2. Thế giới chuyển sang giai đoạn thích ứng sau đại dịch Covid-19 song vẫn cảm nhận rõ nét tác động sâu sắc của đại dịch này tới mọi mặt của đời sống xã hội, với phục hồi sau đại dịch là ưu tiên cao nhất của các nước.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp trước thềm Thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia. (Nguồn: Reuters)

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp trước thềm Thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia. (Nguồn: Reuters)

3. Cạnh tranh nước lớn, đặc biệt giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gay gắt và toàn diện, mở rộng sang lĩnh vực công nghệ và chất bán dẫn. Quan hệ giữa Washington và Moscow căng thẳng chưa từng có sau Chiến tranh Lạnh. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, thượng đỉnh Mỹ-Trung đầu tiên giữa ông Joe Biden và ông Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tháng 11 tại Indonesia đã giúp các bên hiểu rõ giới hạn và khác biệt, duy trì liên lạc để quản lý mối quan hệ song phương.

 Kinh tế thế giới đã có một năm khó khăn do tác động từ xung đột Nga-Ukraine và hệ quả của đại dịch Covid-19. (Nguồn: Getty Images)

Kinh tế thế giới đã có một năm khó khăn do tác động từ xung đột Nga-Ukraine và hệ quả của đại dịch Covid-19. (Nguồn: Getty Images)

4. Kinh tế thế giới, sau thời gian phục hồi và tăng trưởng vượt kỳ vọng trong năm 2021 đã chậm lại trong năm 2022 do tác động từ xung đột Nga-Ukraine và đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại gây nhiều khó khăn. Lạm phát leo thang, lãi suất tăng, khủng hoảng năng lượng toàn cầu và nỗi lo suy thoái. Trong bối cảnh đó, nhiều nước đã chủ động mở cửa du lịch, tích cực thu hút đầu tư, đồng thời tận dụng thành quả từ Cách mạng công nghiệp 4.0 và thúc đẩy chuyển đổi số, coi đây là động lực quan trọng cho quá trình phục hồi.

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc XX đã xác định và củng cố trị vị trí, vai trò lãnh đạo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Nguồn: AFP)

Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc XX đã xác định và củng cố trị vị trí, vai trò lãnh đạo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Nguồn: AFP)

5. Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc xác lập vững chắc vị trí “hạt nhân lãnh đạo” của Chủ tịch Tập Cận Bình, mở ra một giai đoạn phát triển mới của Trung Quốc.

 Ông Benjamin Netanyahu đã trở lại vị trí Thủ tướng Israel sau khi thành lập chính phủ ngày 21/12. (Nguồn AFP)

Ông Benjamin Netanyahu đã trở lại vị trí Thủ tướng Israel sau khi thành lập chính phủ ngày 21/12. (Nguồn AFP)

6. Thay đổi trên chính trường một số nước: Phe Cộng hòa tại Mỹ giành quyền kiểm soát Hạ viện sau bầu cử giữa kỳ. Anh có Nhà vua mới và Thủ tướng thứ ba trong vòng hai tháng. Công Đảng chiến thắng và ông Anthony Albanese trở thành Thủ tướng thứ 31 của Australia. Ông Yoon Suk Yeol trở thành Tổng thống Hàn Quốc. Malaysia bổ nhiệm Thủ tướng mới, trong khi ông Benjamin Netanyahu, ông Lula Da Silva trở lại lãnh đạo ở Israel và Brazil.

 Các thách thức an ninh phi truyền thống như khủng hoảng năng lượng, mất an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, hiện hữu rõ nét. (Nguồn: Reuters)

Các thách thức an ninh phi truyền thống như khủng hoảng năng lượng, mất an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, hiện hữu rõ nét. (Nguồn: Reuters)

7. Sự nổi lên rõ nét của các thách thức an ninh phi truyền thống như an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh mạng, an ninh không gian và chủ nghĩa cực đoan. Đây là ưu tiên trong văn bản chiến lược của nhiều nước nhằm tăng cường hợp tác để giải quyết, thể hiện ở thỏa thuận tại Hội nghị của LHQ về biến đổi khí hậu (COP27) hay Hội nghị của LHQ về đa dạng sinh học (COP15).

Thủ tướng Kishida Fumio công bố bản cập nhật Chiến lược an ninh quốc gia mới của Nhật Bản ngày 16/12. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Thủ tướng Kishida Fumio công bố bản cập nhật Chiến lược an ninh quốc gia mới của Nhật Bản ngày 16/12. (Nguồn: AFP/Getty Images)

8. Châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là ưu tiên chiến lược của các nước lớn và trung tâm quyền lực quan trọng. Các tài liệu chiến lược của Mỹ, Nhật Bản, Canada hay Hàn Quốc đều coi đây là khu vực then chốt. Triều Tiên tuyên bố trở thành quốc gia hạt nhân trong khi Nhật Bản, với bản cập nhật Chiến lược an ninh quốc gia cùng ngân sách quốc phòng mới, đã đánh dấu thay đổi về chính sách quốc phòng tự vệ.

Trong bối cảnh đó, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp tục chứng tỏ vai trò trung tâm tại khu vực, thể hiện rõ khi ba nước thành viên làm chủ nhà của ba Hội nghị cấp cao (G20, APEC, ASEAN với các đối tác). Tuy nhiên, ASEAN cũng đứng trước nhiều thách thức từ hệ quả xung đột, sự lôi kéo của các nước lớn và điểm nóng.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và con gái trong khu vực trung tâm chỉ huy tại bãi phóng 2. (Nguồn: KCNA)

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và con gái trong khu vực trung tâm chỉ huy tại bãi phóng 2. (Nguồn: KCNA)

9. Thế giới chứng kiến nhiều điểm nóng như tại biên giới Kyrgyzstan-Tajikistan, Armenia-Azerbaijan. Tình hình tại eo biển Đài Loan đặc biệt căng thẳng sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, trong khi bán đảo Triều Tiên nóng lên.

Biển Đông, Biển Hoa Đông, Afghanistan, biên giới Ấn-Trung, căng thẳng trên Địa Trung Hải, chiến sự ở Yemen, Đông Bắc Syria, khu Bờ Tây/dải Gaza cũng tiềm ẩn nguy cơ căng thẳng, bùng phát đối đầu và đụng độ vũ trang.

 Ảnh minh họa. (Nguồn: FIFA)

Ảnh minh họa. (Nguồn: FIFA)

10. Nhiều sự kiện văn hóa-xã hội lớn: Thế giới chạm mốc 8 tỷ người. World Cup năm 2022 tại Qatar cho thấy sự phát triển vượt bậc của bóng đá châu Á và châu Phi. Nhiều lễ trao giải thưởng lớn đã được tổ chức trực tiếp trở lại như Cannes, Quả Cầu Vàng, Grammy… Giải thưởng Nobel 2022 nhiều bất ngờ và ấn tượng.

(Ban Biên tập Báo Thế giới & Việt Nam)

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/10-tieu-diem-quoc-te-nam-2022-211558.html
Zalo