Xung đột Israel - Iran hạ nhiệt, các điểm đến châu Á vẫn hút khách 'tránh điểm nóng'

'Điều đáng khích lệ là tình trạng hủy chuyến bắt đầu ít dần sau những diễn biến mới, bao gồm thỏa thuận ngừng bắn Israel - Iran. Đặc biệt các điểm đến châu Á có xu hướng được khách du lịch quan tâm nhiều hơn khi nhu cầu tới Trung Đông giảm' - báo TTGAsia của Singapore ngày 30/6 dẫn đánh giá của chuyên gia cho biết.

Nhiều chuyến bay đã được đổi hướng, chuyển hướng hoặc hủy chuyến để "tránh điểm nóng" không phận Trung Đông trong bối cảnh xung đột Israel - Iran leo thang. Ảnh: flightradar24

Nhiều chuyến bay đã được đổi hướng, chuyển hướng hoặc hủy chuyến để "tránh điểm nóng" không phận Trung Đông trong bối cảnh xung đột Israel - Iran leo thang. Ảnh: flightradar24

Xu hướng "tránh điểm nóng" do bùng phát xung đột Israel - Iran

Cũng theo phân tích của các chuyên gia trên báo TTGAsia của Singapore ngày 30/6, "điểm nóng" xung đột Israel - Iran có phần hạ nhiệt sau thỏa thuận ngừng bắn dù còn mong manh từ ngày 24/6.

Nhờ đó tình trạng khách du lịch trì hoãn chuyến đi hoặc tránh quá cảnh ở Trung Đông đã bắt đầu giảm, tuy nhiên xu hướng "tránh điểm nóng" vẫn hiện hữu.

Xu hướng này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của nhiều hãng lữ hành ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Nhất là các hãng phải chật vật ứng phó với "tình huống khủng khoảng" do xung đột Israel - Iran leo thang, dẫn tới không phận nhiều nước Trung Đông buộc phải đóng cửa từ ngày 13/6, các hãng hàng không phải hủy hoặc chuyển hướng nhiều chuyến bay.

Hành khách chờ đợi thông tin tại sân bay quốc tế Queen Alia ở Thủ đô Amman của Jordan ngày 13/6, sau khi các chuyến bay bị hoãn hoặc hủy. Ảnh: Reuters

Hành khách chờ đợi thông tin tại sân bay quốc tế Queen Alia ở Thủ đô Amman của Jordan ngày 13/6, sau khi các chuyến bay bị hoãn hoặc hủy. Ảnh: Reuters

Một nhóm người Israel bị kẹt ở nước ngoài, đi qua điểm kiểm tra an ninh tại cảng chính của Cyprus (Síp) tại đô thị Limassol - nơi họ sẽ lên tàu du lịch Crown Iris của Israel để trở về nước ngày 19/6. Ảnh: AP

Một nhóm người Israel bị kẹt ở nước ngoài, đi qua điểm kiểm tra an ninh tại cảng chính của Cyprus (Síp) tại đô thị Limassol - nơi họ sẽ lên tàu du lịch Crown Iris của Israel để trở về nước ngày 19/6. Ảnh: AP

Tại Indonesia, hãng Golden Rama Tours & Travel rất chật vật trong việc thay đổi chuyến bay cho số hành khách muốn "tránh điểm nóng" Trung Đông. Nhất là trong những ngày đầu bùng nổ xung đột Israel-Iran và Iran trả đũa bằng cuộc tấn công vào căn cứ không quân Al Udeid do Mỹ điều hành ở Qatar ngày 23/6.

"Việc tìm kiếm các chuyến bay thay thế cho hành khách của chúng tôi khá khó khăn. Một số phải hoãn chuyến đi của họ tới ngày 29/6 hoặc thậm chí sau đó. Các chuyến bay thẳng từ Doha (Qatar) đến Jakarta (Indonesia) vẫn không khả dụng. Trong một số trường hợp hành khách phải chuyển tải qua Doha, Kuala Lumpur (Malaysia) rồi mới tới Jakarta" - ông Edhi Sutadharma, Giám đốc dòng sản phẩm Tour Leisure của hãng Golden Rama Tours & Travel chia sẻ.

Hoạt động tại sân bay quốc tế Hamas ở Thủ đô Doha của Qatar được thông báo là "dần hồi phục và trở lại bình thường" ngày 25/6. Ảnh: TTGAsia

Hoạt động tại sân bay quốc tế Hamas ở Thủ đô Doha của Qatar được thông báo là "dần hồi phục và trở lại bình thường" ngày 25/6. Ảnh: TTGAsia

"Chúng tôi có một nhóm tour theo lịch trình tới Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng quyết định hủy không phải vì bất kỳ sự gián đoạn nào của chuyến bay, mà hoàn toàn do lo ngại về diễn biến của tình hình. Một số khách du lịch đã chọn đổi chuyến bay của họ sang các hãng hàng không không bay qua Trung Đông" - bà Hellen Xu, CEO của hãng Panorama JTB Tours Indonesia nói.

Còn theo ông Hendri Yapto - Giám đốc vận hành hãng Dwidaya Tour, nhóm của ông đang hỗ trợ việc thay đổi hoặc hủy chuyến cho những khách du lịch có lịch trình bay quá cảnh ở Trung Đông hoặc Thổ Nhĩ Kỳ.

Việt Nam - một trong các điểm đến châu Á hút khách "tránh điểm nóng"

Các chuyên gia du lịch Malaysia cũng nhận thấy tác động tương tự tới những điểm đến và trung tâm trung chuyển (transit hubs) ở Trung Đông. Bà Mint Leong - Giám đốc điều hành hãng Sunflower Holidays nêu thực tế: Khách du lịch đặt tour tới châu Âu trong những tháng tới vẫn yêu cầu tránh quá cảnh tại những trung tâm trung chuyển ở Trung Đông như Doha và Dubai. Thay vào đó các du khách "tránh điểm nóng" đang lựa chọn những hãng hàng không có trụ sở tại Trung Quốc, dù thời gian bay dài hơn và giá vé máy bay cao hơn đáng kể.

Các đại lý du lịch tại UAE cho biết: Xu hướng "tránh điểm nóng" Trung Đông khiến nhu cầu du lịch tới những điểm đến Đông Nam Á tăng đột biến. Ảnh: AFP

Các đại lý du lịch tại UAE cho biết: Xu hướng "tránh điểm nóng" Trung Đông khiến nhu cầu du lịch tới những điểm đến Đông Nam Á tăng đột biến. Ảnh: AFP

Thái Lan mở rộng quảng bá du lịch sang thị trường Trung Đông, nhấn mạnh du lịch hạng sang và chăm sóc sức khỏe tại hội chợ Du lịch Arab 2025 diễn ra từ ngày 28/4 - 1/5 tại Trung tâm thương mại thế giới Dubai (UAE). Ảnh: TAT Newsroom

Thái Lan mở rộng quảng bá du lịch sang thị trường Trung Đông, nhấn mạnh du lịch hạng sang và chăm sóc sức khỏe tại hội chợ Du lịch Arab 2025 diễn ra từ ngày 28/4 - 1/5 tại Trung tâm thương mại thế giới Dubai (UAE). Ảnh: TAT Newsroom

Mặc dù chưa có tour nào theo lịch trình của hãng De Kim Tour & Travel đến UAE vào tháng 12 bị hủy, nhưng Giám đốc điều hành Kathryn Lee của hãng ghi nhận nhu cầu đã chậm lại. Bởi thế hãng sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình, đến tháng 10 mới quyết định có nên tiếp tục các tour theo kế hoạch, hay điều chỉnh tùy thuộc vào tình hình địa chính trị và tâm lý khách du lịch, nhất là các du khách "tránh điểm nóng".

Hãng lữ hành Intrepid Travel của Australia chuyên về du lịch mạo hiểm theo nhóm nhỏ cũng đã chứng kiến nhu cầu du lịch tới Trung Đông giảm nhẹ, với một số tour tới Jordan và Ai Cập bị hủy. Tuy nhiên bà Natalie Kidd - Giám đốc điều hành khu vực châu Á và giám đốc hoạt động toàn cầu của hãng lưu ý:

Điều đáng khích lệ là tình trạng hủy chuyến bắt đầu chậm lại sau những diễn biến tích cực, bao gồm thỏa thuận ngừng bắn Israel - Iran. Đặc biệt các điểm đến châu Á có xu hướng được khách du lịch quan tâm nhiều hơn, khi nhu cầu tới Trung Đông giảm do xu hướng "tránh điểm nóng".

Trong 5 tháng đầu năm 2025 Việt Nam đã đón hơn 9,2 triệu lượt khách du lịch quốc tế - tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2024. Ảnh: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Trong 5 tháng đầu năm 2025 Việt Nam đã đón hơn 9,2 triệu lượt khách du lịch quốc tế - tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2024. Ảnh: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Việt Nam hấp dẫn du khách với sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, nền văn hóa ẩm thực độc đáo, con người thân thiện, chi phí du lịch hợp lý... Ảnh: Vietnam Financial Times

Việt Nam hấp dẫn du khách với sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, nền văn hóa ẩm thực độc đáo, con người thân thiện, chi phí du lịch hợp lý... Ảnh: Vietnam Financial Times

Từ các thị trường nguồn chính cung cấp khách du lịch (bao gồm Australia, New Zealand, châu Âu, Trung Đông, châu Phi và Bắc Mỹ) của hãng, các chuyên gia nhận thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ tại châu Á trong tháng 6 về thu hút khách du lịch quốc tế. So với cùng kỳ năm 2024, Việt Nam tăng 21%, Nhật Bản tăng 19%, Sri Lanka tăng 29%. Ngành du lịch Thái Lan cũng hoạt động tốt, đặc biệt là với thị trường Australia và New Zealand - những nơi tăng tới 35% tính đến thời điểm hiện tại.

Bà Natalie Kidd cũng bày tỏ tin tưởng rằng tâm lý do dự khi đi du lịch theo xu hướng "tránh điểm nóng" chắc sẽ không kéo dài, vì lịch sử cho thấy du lịch có xu hướng phục hồi nhanh chóng khi khu vực (Trung Đông) ổn định trở lại.

Nguồn: TTGAsia

Thanh Nguyễn

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/xung-dot-israel-iran-ha-nhiet-cac-diem-den-chau-a-van-hut-khach-tranh-diem-nong-179250701231953521.htm
Zalo