Vụ hàng tấn cá chim nuôi chết nổi trắng hồ ở Hà Tĩnh: Nước ao nuôi có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ

Chiều 13-12, Chi cục Thủy sản tỉnh Hà Tĩnh cho biết, cùng ngày, Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (Bộ NN-PTNT) có thông báo kết quả phân tích mẫu nước tại vùng nuôi có cá chết tại xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh.

Cơ quan chức năng tiến hành lấy mẫu nước tại hồ nuôi có cá chim chết để gửi đi phân tích

Cơ quan chức năng tiến hành lấy mẫu nước tại hồ nuôi có cá chim chết để gửi đi phân tích

Video: Hàng tấn cá chim chết nổi trắng hồ (Video quay ngày 11-12)

Như Báo SGGP đã thông tin, trước đó, từ ngày 9 đến 10-12 xảy ra hiện tượng cá chim vây vàng của hộ dân Nguyễn Văn Nguyên (sinh năm 1976, trú xã Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh) nuôi tại hồ nuôi ở địa bàn xã Thạch Hạ (hồ nuôi có diện tích 36ha) bị chết bất thường hàng loạt.

Theo anh Nguyễn Văn Nguyên, ước tính tổng số lượng cá chết khoảng 3-5 tấn, trong đó con nhẹ nhất là 500gram, con nặng nhất khoảng 700-900gram. Ước tính tổng thiệt hại kinh tế khoảng 400-500 triệu đồng.

 Cá chim chết dạt vào mép hồ. Ảnh chụp ngày 11-12

Cá chim chết dạt vào mép hồ. Ảnh chụp ngày 11-12

Ngay sau khi nhận được thông tin cá chết, Chi cục Thủy sản tỉnh Hà Tĩnh đã cử cán bộ phối hợp với Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi TP Hà Tĩnh, UBND xã Thạch Hạ kiểm tra thực tế, lấy mẫu nước tại vùng nuôi có cá chết gửi đến Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc (địa chỉ tại phường Đình Bảng, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) để phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước.

 Cơ quan chức năng lấy mẫu nước tại hồ nuôi có cá chim chết để gửi đi phân tích

Cơ quan chức năng lấy mẫu nước tại hồ nuôi có cá chim chết để gửi đi phân tích

Theo thông báo kết quả phân tích cho thấy nước ao nuôi có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ. Trong điều kiện mưa nhiều, có thể dẫn đến sự phân tầng và thiếu oxy ở tầng đáy gây ảnh hưởng đến sức khỏe cá. Bên cạnh đó, độ mặn và độ kiềm thấp, cùng với những biến động thời tiết đột ngột, làm suy giảm sức đề kháng của cá. Sự kết hợp của các yếu tố này có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết.

 Các công nhân nỗ lực vớt cá chết để đưa đi xử lý. Ảnh chụp ngày 11-12

Các công nhân nỗ lực vớt cá chết để đưa đi xử lý. Ảnh chụp ngày 11-12

 Cá chim chết dạt vào mép hồ

Cá chim chết dạt vào mép hồ

 Công nhân nỗ lực thu gom đưa cá đi xử lý tiêu hủy. Ảnh chụp ngày 11-12

Công nhân nỗ lực thu gom đưa cá đi xử lý tiêu hủy. Ảnh chụp ngày 11-12

Hiện Chi cục Thủy sản tỉnh Hà Tĩnh cũng đã đề nghị địa phương và ngành chức năng hướng dẫn hộ dân thực hiện các biện pháp thu gom cá chết, xử lý đúng nơi quy định; không vứt xác cá chết và xả nước chưa xử lý ra môi trường. Đồng thời, kiểm tra rà soát số cá còn sống trong ao để có phương án chăm sóc, xử lý phù hợp, kịp thời; Tạm dừng các hoạt động thả nuôi cá lại vào thời điểm hiện tại; Cải tạo ao hồ kỹ trước khi thả nuôi vụ mới…

>> Hình ảnh cá chết gây thiệt hại cho hộ nuôi. Ảnh chụp ngày 11-12:

DƯƠNG QUANG

Nguồn SGGP: https://sggp.org.vn/vu-hang-tan-ca-chim-nuoi-chet-noi-trang-ho-o-ha-tinh-nuoc-ao-nuoi-co-dau-hieu-o-nhiem-huu-co-post772893.html
Zalo