Việt Nam quyết tâm chấm dứt đại dịch AIDS

Việt Nam dẫn đầu châu Á - Thái Bình Dương về số người được điều trị phơi nhiễm, giúp kiểm soát được 97% người sử dụng tránh được nguy cơ lây nhiễm HIV. Với quyết tâm và tinh thần đoàn kết, Việt Nam sẽ hoàn thành mục tiêu chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030.

Hà Nội đảm bảo 100% người nhiễm HIV điều trị ARV bằng BHYT

Theo Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay, số người nhiễm HIV mới được phát hiện trên địa bàn TP là 340 người, chủ yếu là nam giới (84,1%), phân bố chủ yếu trong nhóm tuổi từ 25-49 (58,2%) và nhóm 15-24 tuổi (22,1%), nhóm đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới chiếm 24,8%. Các nhóm đối tượng nguy cơ cao khác như nhóm vợ chồng, bạn tình và thành viên khác trong gia đình của người nhiễm HIV chiếm 7,4%.

Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) quận Cầu Giấy Nguyễn Quốc Tuấn cho biết, trong 11 tháng năm 2024, quận Cầu Giấy ghi nhận 26 bệnh nhân mới. Từ đầu năm đến nay là 774 người. Trong đó, số người nhiễm HIV theo dõi và quản lý được điều trị ARV là 330/365 (đạt 90,4%). Số trường hợp được điều trị thay thế nghiện dạng thuốc phiện bằng Methadone là 82 (đạt 102,5% so với chỉ tiêu năm).

Tại thị xã Sơn Tây, năm 2024, địa phương đã triển khai nhiều hoạt động nhằm phòng thực hiện mục tiêu 90 - 90 - 98 trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Gần 100 đoàn thanh niên, cán bộ y tế cùng các ban ngành đoàn thể tại Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) diễu hành tuyên truyền, cổ động về tháng hành động phòng chống HIV/AIDS

Gần 100 đoàn thanh niên, cán bộ y tế cùng các ban ngành đoàn thể tại Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) diễu hành tuyên truyền, cổ động về tháng hành động phòng chống HIV/AIDS

Đó là 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình. 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus và 98% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng virus kiểm soát được số lượng virus ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.

TTYT Sơn Tây hiện đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng chất thay thế Methadone cho 178 người, kết hợp kiểm tra, quản lý sức khỏe thường xuyên cho nhóm người bệnh để có sức khỏe tốt nhất hòa nhập cộng đồng.

Cuộc chiến còn nhiều thách thức

TS Đoàn Thu Trà - Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, bệnh nhân HIV thường mắc nhiều bệnh không lây nhiễm, bệnh nhiễm trùng cơ hội nên việc chẩn đoán điều trị không hề đơn giản, nhất là đối với những người đã chuyển sang giai đoạn cuối.

Việc điều trị thành công, cứu sống, kéo dài sự sống và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh không chỉ là từng viên thuốc, từng chế độ dinh dưỡng phù hợp, từng phác đồ điều trị với từng cá thể mà còn là sự bền bỉ nỗ lực không ngừng từ y bác đến điều dưỡng.

TS.BS Đoàn Thu Trà - Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai khám cho bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm.

TS.BS Đoàn Thu Trà - Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai khám cho bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, sau gần 35 năm triển khai thực hiện, chương trình phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Năm 2024, toàn quốc có gần 48.000 người tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, có gần 70.000 người được điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP).

Năm 2023, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương về số người được điều trị PrEP, giúp kiểm soát được 97% người sử dụng tránh được nguy cơ lây nhiễm HIV.

Cùng với đó, chương trình tư vấn và xét nghiệm HIV được triển khai từ cơ sở y tế đến cộng đồng với nhiều mô hình đa dạng, hàng năm cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV cho khoảng hơn 2 triệu lượt người, phát hiện khoảng 11.000 trường hợp nhiễm HIV.

Điều trị HIV/AIDS đạt được nhiều thành tựu, hiện tại toàn quốc có gần 183.000 bệnh nhân được điều trị ARV. Việt Nam cũng là một trong những nước đứng đầu thế giới về chất lượng điều trị HIV với trên 97% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng HIV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện.

Ngoài ra, chương trình tư vấn và xét nghiệm HIV được triển khai từ cơ sở y tế đến cộng đồng với nhiều mô hình đa dạng, hàng năm cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV cho khoảng hơn 2 triệu lượt người, phát hiện khoảng 11.000 trường hợp nhiễm HIV.

Bênh nhân HIV điều trị tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai .

Bênh nhân HIV điều trị tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai .

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm cho rằng, cuộc chiến chống HIV/AIDS vẫn còn nhiều thách thức, là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người; ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội và tương lai nòi giống.

Do đó, Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế thông qua tuyên bố chính trị với mục tiêu: “Chấm dứt các bất bình đẳng và trở lại đúng hướng để kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030”.

Để đạt được mục tiêu này, các bộ, ngành, cơ quan T.Ư và địa phương tăng cường đầu tư, phân bổ ngân sách, bảo đảm tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Ngành y tế huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; tập trung các giải pháp phòng, chống HIV/AIDS, ưu tiên các cơ sở, địa bàn có nguy cơ lây nhiễm cao; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; huy động sự tham gia của y tế tư nhân trong điều trị dịch bệnh…

Việt Nam dồn tổng lực đẩy mạnh đáp ứng với HIV nhằm thực hiện được mục tiêu của quốc gia. Các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV có hiệu quả cao cần được mở rộng hơn. Khoảng trống còn lớn giữa số người được chẩn đoán nhiễm HIV và số người tham gia điều trị kháng HIV cần được lấp đầy.

Các hành động để giảm kỳ thị, phân biệt đối xử và bảo đảm mọi người dân có nhu cầu đều có thể tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV cần phải mạnh mẽ. Việt Nam cần gia tăng nỗ lực trong công tác xây dựng chính sách và phối hợp liên ngành phòng, chống HIV.

Ông Eamonn Murphy - Giám đốc Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Đông Âu và Trung Á

Thanh Bình

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/viet-nam-quyet-tam-cham-dut-dai-dich-aids.html
Zalo