Việt Nam khẳng định vị thế, uy tín quốc tế trong bảo đảm quyền con người trên không gian mạng: Nhìn từ Công ước Hà Nội

Ngày 19/5/2025, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khi dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam dự Kỳ họp thứ 34 Ủy ban ngăn ngừa tội phạm và tư pháp hình sự (CCPCJ34) tại Thủ đô Vienna của Áo đã công bố lễ mở ký Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng (Công ước Hà Nội) sẽ diễn ra tại Hà Nội ngày 25 - 26/10/2025.

Đây là văn kiện đầu tiên của Liên hợp quốc về phòng, chống tội phạm sau hơn 20 năm, thiết lập khuôn khổ pháp lý quốc tế mới với những công cụ thúc đẩy hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm mạng. Khôngchỉ thế, sự kiện này một lần nữa khẳng định vị thế, uy tín quốc tế của Việt Namtrong bảo đảm quyền con người trên không gian mạng.

“Áo giáp pháp lý” bảo vệngười dân trên toàn cầu

Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạmmạng ra đời trong bối cảnh gia tăng đáng báo động của tội phạm mạng cả về quymô, mức độ phức tạp và phạm vi tác động ước tính đã gây thiệt hại cho kinh tếthế giới khoảng 8.000 tỉ USD trong năm 2023 và dự báo lên đến 10.500 tỉ USD vàonăm 2025, lớn hơn tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của hầu hết các nền kinh tế lớnnhất thế giới.

Công ước gồm 9 chương và 71 điều là kết quảcủa gần 4 năm thương lượng liên tục và kéo dài (2021 - 2024) giữa các quốc giathành viên nhằm xây dựng một khuôn khổ pháp lý đa phương toàn diện để đấu tranhvới loại tội phạm nguy hiểm này, mở ra một chương mới trong hợp tác giữa các quốcgia với nhiều ý nghĩa quan trọng như: tạo khuôn khổ pháp lý đầu tiên ở cấp độtoàn cầu cho không gian mạng, khẳng định yêu cầu phải có sự tham gia của tất cảcác quốc gia trong phòng, chống tội phạm mạng, góp phần thu hẹp những khác biệtgiữa pháp luật các nước, thiết lập cơ chế hợp tác chuyên trách 24/7, qua đóthúc đẩy hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên biên giới hiệu quả hơn, đồng thơìtạo điều kiện cho nỗ lực chuyển đổi số của các quốc gia.

Thông qua tiến trình đàm phán dân chủ vàbao trùm, Công ước không chỉ thể hiện quan điểm, lợi ích của các nước phát triểnmà còn phản ánh quan điểm, lợi ích của cả các nước đang phát triển như chúngta, vốn gặp bất lợi trong quản trị công nghệ toàn cầu. Công ước cũng bảo đảm sựcân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia, thúc đẩy hỗ trợ kỹ thuậtvà nâng cao năng lực vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biếnphức tạp, cạnh tranh chiến lược sâu sắc, quan điểm và cách tiếp cận về vấn đề tôịphạm mạng khác nhau, việc thông qua Công ước bằng đồng thuận củng cố niềm tinvào vai trò của Liên hợp quốc và cách tiếp cận đa phương cũng như thể hiện thiệnchí và mong muốn thúc đẩy hợp tác, đối thoại giữa các quốc gia đối với các vấnđề quốc tế. Sự ra đời của Công ước có thể trở thành hình mẫu cho các khuôn khổquốc tế trong tương lai về công nghệ số như quản trị trí tuệ nhân tạo (AI).

Là một khuôn khổ pháp lý đa phương toàn diệnđể đấu tranh với tội phạm mạng nên Công ước có ý nghĩa với mọi người dân trêntoàn cầu. Theo Liên hợp quốc, đây là công cụ cần thiết trong bối cảnh mối đe doạngày càng gia tăng. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2023 có tới 67,4% dân sốthế giới sử dụng Internet và hơn 2/3 dân số toàn cầu dễ bị tội phạm mạng tấncông. Trong bối cảnh đó, Công ước mới sẽ giúp phản ứng nhanh hơn, phối hợp tốthơn và hiệu quả hơn, từ đó bảo đảm an toàn cho cả thế giới số lẫn thế giới thực.

Việc điều tra tội phạm xuyên quốc gia đòihỏi thu thập bằng chứng điện tử và việc này đặt ra những thách thức đặc biệtcho cơ quan thực thi pháp luật. Một khó khăn lớn là tính phân tán của dữ liệu,mạng lưới và nhà cung cấp dịch vụ, khiến bằng chứng thường nằm rải rác ở nhiêùquốc gia. Hơn nữa, bằng chứng điện tử thường cần được tiếp cận nhanh chóng đểtránh bị sửa đổi hoặc xóa. Công ước tập trung xây dựng các khuôn khổ để truy cậpvà trao đổi bằng chứng điện tử, hỗ trợ quá trình điều tra và truy tố. Các quốcgia tham gia Công ước cũng sẽ được hưởng lợi từ một mạng lưới hợp tác 24/7 đểtăng cường hỗ trợ quốc tế trong điều tra, truy tố, thu hồi tài sản từ tội phạm,hỗ trợ pháp lý song phương và dẫn độ.

Công ước giúp bảo vệ trẻ em trên môi trườngtrực tuyến vì các nền tảng trực tuyến thường cho phép người dùng ẩn danh nên dễbị những kẻ xấu lợi dụng để tiếp cận, lôi kéo hoặc gây hại cho trẻ em. Công ướclà hiệp ước toàn cầu đầu tiên đặc biệt xử lý vấn đề bạo lực tình dục trẻ em quacông nghệ thông tin. Công ước trang bị cho Chính phủ các công cụ mạnh mẽ hơn đểbảo vệ trẻ em và truy tố những kẻ vi phạm.

Công ước giúp hỗ trợ nạn nhân của tội phạmmạng, trong đó, Công ước khuyến khích các quốc gia cung cấp cho nạn nhân các dịchvụ phục hồi, bồi thường thiệt hại, hoàn trả và xóa bỏ nội dung bất hợp pháp.Công ước kêu gọi các quốc gia phát triển chiến lược phòng ngừa toàn diện, bao gồmđào tạo cho cả khu vực công và tư nhân, các chương trình phục hồi và tái hòa nhậpcho người phạm tội, cũng như hỗ trợ nạn nhân. Những biện pháp này nhằm giảm thiêủrủi ro và quản lý mối đe dọa hiệu quả, hướng tới một môi trường số an toàn hơncho tất cả mọi người.

Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres. (Ảnh: UN Photo - Mark Garten)

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đánh giá Công ước Hà Nội sẽ tạo nền tảng hợp tác quốc tế quan trọng nhằm bảo đảm quyền con người trên không gian mạng. “Công ước này là minh chứng cho thấy chủ nghĩa đa phương có thể thành công trong thời kỳ khó khăn và phản ánh ý chí chung của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc trong thúc đẩy hợp tác quốc tế để ngăn ngừa và chống lại tội phạm mạng”, tuyên bố của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres nêu rõ. Công ước sẽ “tạo ra một nền tảng hợp tác quốc tế chưa từng có” trong việc trao đổi bằng chứng, bảo vệ các nạn nhân và phòng ngừa tội phạm mạng, đồng thời bảo vệ quyền con người trên không gian mạng; thúc đẩy một không gian mạng an toàn và kêu gọi tất cả các quốc gia tham gia Công ước, đồng thời thực hiện văn kiện này bằng cách hợp tác với các bên liên quan.

Khẳng định vị thế, uy tín quốc tế của ViệtNam trong hội nhập pháp lý quốc tế và đối ngoại đa phương

Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai lễký một Công ước của Liên hợp quốc, đánh dấu một mốc mới trong công tác hội nhậppháp lý quốc tế nói riêng và đối ngoại đa phương của Việt Nam nói chung. Vì thế,Kỳ họp thứ 34 Ủy ban Ngăn ngừa tội phạm và tư pháp hình sự (CCPCJ34) tại Thủ đôVienna của Áo vào tháng 5/2025 có điểm nhấn là sự quan tâm của quốc tế với sựkiện Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Công ước về chống tội phạm mạng.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Ảnh: VGP)

Tại Kỳ họp, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê ThịThu Hằng đã thông báo về nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong hoàn thiện khuônkhổ pháp luật về tư pháp hình sự, tăng cường hợp tác quốc tế phòng, chống tôịphạm, trong đó có sáng kiến Việt Nam đăng cai lễ mở ký Công ước Hà Nội, là minhchứng cho cam kết của Việt Nam là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế.

Theo Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng, thời điểmtổ chức lễ mở ký Công ước tại Hà Nội là ngày 25 - 26/10. Sau lễ mở ký, cácthành viên tham gia Công ước Hà Nội có thể tiếp tục ký tại trụ sở Liên hợp quốcở New York, Mỹ cho đến ngày 31/12/2026. Đây là lần đầu tiên một địa danh ViệtNam được gắn với điều ước đa phương toàn cầu liên quan đến lĩnh vực được cộng đồngquốc tế rất quan tâm, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phươngcủa Việt Nam và quan hệ đối tác Việt Nam - Liên hợp quốc. Chủ tịch nước LươngCường và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres dự kiến đồng chủ trì sự kiệnnày. Thông qua các kênh đối ngoại cao nhất, Việt Nam đang chuyển thư của Chủ tịchnước mời tất cả nguyên thủ quốc gia thành viên Liên hợp quốc đến Hà Nội tham dựlễ mở ký.

Toàn cảnh phiên họp thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng ngày 24/12/2024. (Ảnh: Thanh Tuấn/TTXVN)

Ngày 24/12/2024, tại NewYork, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức lễ ký Công ước. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí và cho biết sự kiện này có thể được đánh giá trên ba khía cạnh.

Thứ nhất, việc Việt Nam chủ động đề xuất đăng cai lễ ký một lần nữa khẳng định cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, nâng cao nhận thức và năng lực phòng ngừa của người dân đối với tội phạm mạng, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng môi trường kinh doanh ổn định, an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Thứ hai, việc này cũng khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là đề cao luật pháp quốc tế, chủ trương chủ động tham gia, đóng góp tích cực vào công việc chung của Liên hợp quốc để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu, trong đó tội phạm luôn là mối đe dọa đối với an ninh, kinh tế và ổn định xã hội của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cuối cùng, với việc các thành viên Liên hợp quốc nhất trí lựa chọn Hà Nội là nơi tổ chức lễ ký Công ước, từ nay địa danh Hà Nội sẽ gắn liền với một văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng để giải quyết một trong những thách thức của thế kỷ XXI. Đây là cơ sở để Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình thực hiện Công ước, góp phần định hình khuôn khổ quản trị không gian mạng toàn cầu vì một tương lai số an toàn, hợp tác và bao trùm trong thời gian tới. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng khi nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đang thúc đẩy chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn để bứt phá trong kỷ nguyên mới.

Hồng Minh

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/viet-nam-khang-dinh-vi-the-uy-tin-quoc-te-trong-bao-dam-quyen-con-nguoi-tren-khong-gian-mang-nhin-tu-cong-uoc-ha-noi.html
Zalo