Vì sao vừa nói chuyện mua hàng, chưa đầy 10 phút sau Facebook, Tiktok đã hiện đầy quảng cáo?
Bạn vừa có ý định mua giày và chưa đầy 10 phút sau, Facebook, TikTok hoặc Shopee bắt đầu hiện quảng cáo đúng mẫu giày mà bạn đang nghĩ tới.
Bạn vừa có ý định mua giày và chưa đầy 10 phút sau, Facebook, TikTok hoặc Shopee bắt đầu hiện quảng cáo đúng mẫu giày mà bạn đang nghĩ tới.
Vì sao AI, mạng xã hội biết được bạn muốn gì trước khi tìm kiếm?
Dữ liệu hành vi
Những gì bạn search, click, dừng lại xem lâu, thả tim, lưu lại… đều được hệ thống ghi lại sau đó AI phân tích và gợi ý sản phẩm dựa trên thói quen lặp lại và xu hướng hành vi.
Bạn hay xem video về dưỡng da ban đêm và hệ thống sẽ “dự đoán” bạn cần kem mắt hoặc máy massage mặt, serum... những sản phẩm chăm sóc da hàng ngày hiện lên tương ứng liên tục.
Dữ liệu vị trí và âm thanh
Một số ứng dụng có thể yêu cầu quyền truy cập microphone, dù bạn không dùng đến. Tuy nhiên, khi bạn trò chuyện với người khác đồng nghiệp, anh chị em bạn bè các từ khóa có thể bị thu thập gián tiếp và dùng để cá nhân hóa quảng cáo. Đây là lý do vì sao bạn nói chuyện về du lịch Đà Lạt, và vài phút sau thấy quảng cáo đặt phòng, tour trọn gói, thuê xe máy...
Dự đoán trước nhu cầu
Dựa vào hành vi người dùng giống bạn, AI có thể gợi ý bạn sẽ muốn mua gì tiếp theo như bạn chưa mua nhưng AI sẽ nghĩ bạn sắp mua, và sẽ “thúc đẩy” bằng loạt nội dung hấp dẫn, flash sale, countdown... hấp dẫn khiến bạn thẳng tay "thêm vào giỏ hàng" thậm chí ấn "mua ngay" và thanh toán món đồ đó.

Cần chi tiêu thông minh
7 điều cần làm để tiêu dùng tỉnh táo
Trong thời đại mà AI, quảng cáo và mạng xã hội biết chúng ta muốn gì thì tiêu dùng tỉnh táo không còn là lựa chọn mà là kỹ năng tiêu dùng cần thiết.
Hỏi bản thân "3 câu" trước khi mua
"Mình có thực sự cần không?
Đã có món nào tương tự chưa?
Nếu không mua hôm nay, có sao không?".
Đây là cách đơn giản để phân biệt “cần” và “muốn” để tránh mua vì cảm xúc cá nhân.
Lập danh sách và kiên định với món hàng
Trước khi đi siêu thị, mở app thương mại điện tử hoặc xem sale, hãy có danh sách sẵn. Danh sách giúp bạn tránh bị lôi kéo bởi flash sale, combo khuyến mãi, hay "free ship nếu mua thêm 1 món". Vì vậy, đừng mua ngay khi đang cảm xúc mạnh như vui quá, mua để thưởng bản thân, buồn mua để giải tỏa, click thêm vào giỏ hàng cho đỡ buồn. Do đó, hãy suy nghĩ 24 giờ, bạn sẽ thấy 80% những thứ đó… không còn hấp dẫn nữa.
Hạn chế lưu thẻ thanh toán trên ứng dụng mua sắm
Khi thanh toán quá nhanh dẫn đến não không còn thời gian “chống lại” ham muốn. Vì vậy, hành động mua trở nên quá dễ này trở nên quá vô thức dẫn đến làm cho việc chi tiền khó hơn giúp bạn tỉnh táo hơn rất nhiều.
Chặn/thanh lọc quảng cáo cá nhân hóa
Tắt quyền truy cập microphone, vị trí, theo dõi hành vi (nếu không cần thiết) và nên gỡ theo dõi các fanpage hoặc thương hiệu hay bị cám dỗ.
Ghi lại các khoản mua không cần thiết mỗi tháng
Một bảng nhỏ ghi ra những món mua mà không dùng đến bạn sẽ bất ngờ thấy tổng tiền mình đã chi cho… “mấy thứ linh tinh” nhiều lãng phí, tốn kém.Từ đó, nhìn ra các khoản chi cho những thứ không cần thiết sẽ giúp tiết kiệm đáng kể số tiền hàng tháng chi ra.
Tập tiêu dùng có mục tiêu
Đặt mục tiêu lớn như du lịch, mua laptop, học kỹ năng... Mỗi lần không mua món vặt để dành khoản đó cho mục tiêu lớn. Mua ít đi không phải vì tiết kiệm cực đoan, mà là vì đầu tư thông minh hơn.
Tiêu dùng tỉnh táo là kỹ năng để sống chủ động, không bị dắt mũi. Chúng ta không cần "đổ lỗi" cho quảng cáo hay AI chỉ cần biết giữ quyền quyết định cho chính mình và chi tiêu hợp lý.