Vẻ đẹp vĩnh cửu của những tấm bia đá Bảo vật quốc gia

Những tấm bia đá cổ là nơi lưu giữ ký ức lịch sử vô giá về con người và vùng đất nơi tấm bia được dựng. Cùng điểm qua một số tấm bia đá đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.

1. Được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội), Bảo vật quốc gia Bia Võ Cạnh có từ thế kỷ 2 - 3, là tấm bia cổ nhất còn lại của vương quốc Champa. Bia được dựng gần một tháp bằng gạch tại làng Võ Cạnh (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa), được đưa về Hà Nội năm 1910.

1. Được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội), Bảo vật quốc gia Bia Võ Cạnh có từ thế kỷ 2 - 3, là tấm bia cổ nhất còn lại của vương quốc Champa. Bia được dựng gần một tháp bằng gạch tại làng Võ Cạnh (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa), được đưa về Hà Nội năm 1910.

Bia là khối đá có hình trụ đứng cao 2,7 mét, dày 1,1 mét, rộng 0,8 mét. Ba mặt bia khắc chữ Sanskrit, mỗi dòng được khắc liền từ mặt này tới mặt kia. Những nội dung khắc trên bia cho biết nhiều thông tin có giá trị về lịch sử hình thành vương quốc Champa.

Bia là khối đá có hình trụ đứng cao 2,7 mét, dày 1,1 mét, rộng 0,8 mét. Ba mặt bia khắc chữ Sanskrit, mỗi dòng được khắc liền từ mặt này tới mặt kia. Những nội dung khắc trên bia cho biết nhiều thông tin có giá trị về lịch sử hình thành vương quốc Champa.

2. Nằm trong khuôn viên chùa Long Đọi Sơn (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), Bảo vật quốc gia Bia Sùng Thiện Diên Linh được dựng vào năm 1121. Hiện vật có chiều cao 2,5 mét, rộng 1,75 mét, dày 30 cm, gồm 3 phần: bia, đài bia và đế bia.

2. Nằm trong khuôn viên chùa Long Đọi Sơn (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), Bảo vật quốc gia Bia Sùng Thiện Diên Linh được dựng vào năm 1121. Hiện vật có chiều cao 2,5 mét, rộng 1,75 mét, dày 30 cm, gồm 3 phần: bia, đài bia và đế bia.

Bia được khắc chữ cả hai mặt. Nội dung văn bia nói về cuộc đời, sự nghiệp của vua Lý Nhân Tông và Thái úy Lý Thường Kiệt, đồng thời phản ánh triết lý duyên khởi của Phật giáo và tình hình Phật giáo thời Lý.

Bia được khắc chữ cả hai mặt. Nội dung văn bia nói về cuộc đời, sự nghiệp của vua Lý Nhân Tông và Thái úy Lý Thường Kiệt, đồng thời phản ánh triết lý duyên khởi của Phật giáo và tình hình Phật giáo thời Lý.

3. Nằm trong khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), Bảo vật quốc gia Bia Vĩnh Lăng có niên đại từ thời Lê sơ (đầu thế kỷ 15). Bia cao 2,79 mét, rộng 1,94 mét, dày 0,27 mét, gồm hai phần là bệ đỡ hình rùa và văn bia.

3. Nằm trong khu di tích Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), Bảo vật quốc gia Bia Vĩnh Lăng có niên đại từ thời Lê sơ (đầu thế kỷ 15). Bia cao 2,79 mét, rộng 1,94 mét, dày 0,27 mét, gồm hai phần là bệ đỡ hình rùa và văn bia.

Văn bia viết trên một mặt, trán bia viết chữ kiểu triện, thân bia gồm 25 cột chữ viết chân. Nội dung bia ngắn gọn, súc tích, thuật lại thân thế sự nghiệp của vua Lê Thái tổ, quá trình khởi nghĩa Lam Sơn cho đến khi đánh tan quân Minh, xây dựng lại quốc gia Đại Việt.

Văn bia viết trên một mặt, trán bia viết chữ kiểu triện, thân bia gồm 25 cột chữ viết chân. Nội dung bia ngắn gọn, súc tích, thuật lại thân thế sự nghiệp của vua Lê Thái tổ, quá trình khởi nghĩa Lam Sơn cho đến khi đánh tan quân Minh, xây dựng lại quốc gia Đại Việt.

4. Nằm ở đền thờ vua Lê Thái Tổ thuộc xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, Bảo vật quốc gia Bia Lê Lợi có từ thế kỷ 15, ban đầu được khắc trên một vách đá ở bờ Bắc sông Đà. Năm 2009, do xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, bia được khoan cắt di dời, năm 2012 đưa về vị trí hiện nay.

4. Nằm ở đền thờ vua Lê Thái Tổ thuộc xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, Bảo vật quốc gia Bia Lê Lợi có từ thế kỷ 15, ban đầu được khắc trên một vách đá ở bờ Bắc sông Đà. Năm 2009, do xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La, bia được khoan cắt di dời, năm 2012 đưa về vị trí hiện nay.

Văn bia này ghi lại sự kiện lịch sử vua Lê Thái Tổ thân chinh chỉ huy các đạo quân dẹp cuộc nổi loạn của tù trưởng Đèo Cát Hãn ở vùng Tây Bắc của đất nước năm 1431. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng của nước Đại Việt đầu thời Hậu Lê.

Văn bia này ghi lại sự kiện lịch sử vua Lê Thái Tổ thân chinh chỉ huy các đạo quân dẹp cuộc nổi loạn của tù trưởng Đèo Cát Hãn ở vùng Tây Bắc của đất nước năm 1431. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng của nước Đại Việt đầu thời Hậu Lê.

5. Được coi là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của người Việt, Bảo vật quốc gia 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) được dựng trong khoảng gần 300 năm (1484-1780), trên đó khắc tên 1307 lượt Tiến sĩ thi đỗ trong 82 khoa thi (1442-1779) triều Hậu Lê và Mạc.

5. Được coi là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của người Việt, Bảo vật quốc gia 82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) được dựng trong khoảng gần 300 năm (1484-1780), trên đó khắc tên 1307 lượt Tiến sĩ thi đỗ trong 82 khoa thi (1442-1779) triều Hậu Lê và Mạc.

Các tấm bia đều được tạo bằng một loại đá xanh khai thác từ núi An Thạch, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, kích thước không đều nhau cùng đặt trên lưng rùa. Trên mỗi bia đều có khắc các bài văn bia (bài ký) bằng chữ Hán chứa đựng rất nhiều thông tin lịch sử.

Các tấm bia đều được tạo bằng một loại đá xanh khai thác từ núi An Thạch, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, kích thước không đều nhau cùng đặt trên lưng rùa. Trên mỗi bia đều có khắc các bài văn bia (bài ký) bằng chữ Hán chứa đựng rất nhiều thông tin lịch sử.

6. Được đặt trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội), Bảo vật quốc gia Bia điện Nam Giao là dấu tích duy nhất còn lại của đàn tế trời Kinh thành Thăng Long xưa. Bia được dựng năm 1679, có chiều cao 2,13 mét, rộng 1,46 mét, dày 0,34 mét.

6. Được đặt trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội), Bảo vật quốc gia Bia điện Nam Giao là dấu tích duy nhất còn lại của đàn tế trời Kinh thành Thăng Long xưa. Bia được dựng năm 1679, có chiều cao 2,13 mét, rộng 1,46 mét, dày 0,34 mét.

Mặt trước của bia khắc bài minh bằng chữ Hán, do TS Nguyễn Tiến Triều soạn thảo, TS. Hồ Sĩ Dương nhuận chính, cho biết rõ về ý nghĩa lịch sử và quá trình xây dựng điện Nam Giao. Nơi vua và triều thần tiến hành đại lễ vào đầu xuân hàng năm, cầu cho quốc thái dân an.

Mặt trước của bia khắc bài minh bằng chữ Hán, do TS Nguyễn Tiến Triều soạn thảo, TS. Hồ Sĩ Dương nhuận chính, cho biết rõ về ý nghĩa lịch sử và quá trình xây dựng điện Nam Giao. Nơi vua và triều thần tiến hành đại lễ vào đầu xuân hàng năm, cầu cho quốc thái dân an.

7. Bảo vật quốc gia Bia Ngự kiến Thiên Mụ tự được chúa Nguyễn Phúc Chu cho dựng tại chùa Thiên Mụ vào năm 1715, là tấm bia đá lớn nhất trong số các bia đá thời chúa Nguyễn còn được lưu giữ. Hiện vật gồm phần bia (cao 2,5 mét), đế bia hình rùa (cao 0,51 mét) và bệ bia hình vuông.

7. Bảo vật quốc gia Bia Ngự kiến Thiên Mụ tự được chúa Nguyễn Phúc Chu cho dựng tại chùa Thiên Mụ vào năm 1715, là tấm bia đá lớn nhất trong số các bia đá thời chúa Nguyễn còn được lưu giữ. Hiện vật gồm phần bia (cao 2,5 mét), đế bia hình rùa (cao 0,51 mét) và bệ bia hình vuông.

Lòng thân khắc bài ký và minh của chúa Nguyễn Phúc Chu, gồm 1.250 chữ, nói về công đức của chúa Nguyễn và bày tỏ nguyện vọng của chúa về việc xây dựng ngay tại cõi đời này một thế giới thanh tịnh mà không phải dày công đi xa để tìm kiếm, nói cách khác là ngay tại tâm mỗi người.

Lòng thân khắc bài ký và minh của chúa Nguyễn Phúc Chu, gồm 1.250 chữ, nói về công đức của chúa Nguyễn và bày tỏ nguyện vọng của chúa về việc xây dựng ngay tại cõi đời này một thế giới thanh tịnh mà không phải dày công đi xa để tìm kiếm, nói cách khác là ngay tại tâm mỗi người.

8. Được đặt trong bi đình (nhà bia) của lăng vua Tự Đức ở Huế, Bảo vật quốc gia Bia Khiêm Cung Ký nặng đến 20 tấn, cao hơn 4 mét, là tấm bia đá cổ khắc bài văn bia gồm 4.935 chữ do chính hoàng đế Tự Đức (1848-1883) soạn thảo năm 1871.

8. Được đặt trong bi đình (nhà bia) của lăng vua Tự Đức ở Huế, Bảo vật quốc gia Bia Khiêm Cung Ký nặng đến 20 tấn, cao hơn 4 mét, là tấm bia đá cổ khắc bài văn bia gồm 4.935 chữ do chính hoàng đế Tự Đức (1848-1883) soạn thảo năm 1871.

Hai mặt bia đều khắc văn tự, nội dung ghi lại quá trình xây lăng, tả cảnh quan lăng, đồng thời bày tỏ nỗi lòng của vua Tự Đức với đất nước cùng những việc riêng tư. Có thể nói, bia "Khiêm Cung Ký" có nội dung rất đặc biệt, không đi theo khuôn mẫu của văn bia cung đình nhà Nguyễn.

Hai mặt bia đều khắc văn tự, nội dung ghi lại quá trình xây lăng, tả cảnh quan lăng, đồng thời bày tỏ nỗi lòng của vua Tự Đức với đất nước cùng những việc riêng tư. Có thể nói, bia "Khiêm Cung Ký" có nội dung rất đặc biệt, không đi theo khuôn mẫu của văn bia cung đình nhà Nguyễn.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ve-dep-vinh-cuu-cua-nhung-tam-bia-da-bao-vat-quoc-gia-2035363.html
Zalo