'Trúng tuyển sớm' vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam thấp nhất 22 điểm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam thông báo kết quả xét tuyển sớm đợt 2 năm 2024 đại học chính quy.

GS.TS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam (áo tím) thăm khu trưng bày các sản phẩm nghiên cứu khoa học của sinh viên.

GS.TS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam (áo tím) thăm khu trưng bày các sản phẩm nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Theo đó, điểm trúng tuyển có điều kiện thấp nhất là 22, cao nhất là 25 điểm. Cụ thể:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam lưu ý, thí sinh cần đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&DT (thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn) theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT (từ ngày 18/7 – 30/07/2024).

Với mục tiêu giúp sinh viên phát triển toàn diện kiến thức, kỹ năng và thái độ, Học viện chú trọng và dành nhiều chương trình ưu tiên đến hoạt động nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các hoạt động câu lạc bộ cho sinh viên, đặc biệt là tân sinh viên K69.

Năm 2024, Học viện dành hơn 1.700 suất học bổng chào đón tân sinh viên khóa 69 với tổng giá trị 28,8 tỷ đồng; trong đó có 3 suất học bổng du học nước ngoài tại Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Tây Nam, Trung Quốc.

Tới đây, Học viện Nông nghiệp Việt Nam dành khoảng 500 đề tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên.

 PGS.TS Vũ Ngọc Huyên - Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam trao giấy khen cho sinh viên có thành tích trong nghiên cứu khoa học.

PGS.TS Vũ Ngọc Huyên - Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam trao giấy khen cho sinh viên có thành tích trong nghiên cứu khoa học.

Năm 2024, Học viện dự kiến tuyển gần 6.000 sinh viên, thuộc 18 nhóm ngành với 43 ngành đào tạo. Học viện Nông nghiệp Việt Nam áp dụng 4 phương thức xét tuyển gồm: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024; Xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT (Xét học bạ); Xét tuyển kết hợp.

Công nghệ và Kinh doanh thực phẩm là ngành học nghiên cứu về các công nghệ bảo quản, chế biến, vệ sinh an toàn thực phẩm và kinh doanh thực phẩm.

Sinh viên theo học ngành Công nghệ và Kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức cơ sở và chuyên ngành rộng trong lĩnh vực công nghệ và kinh doanh thực phẩm như: Kiến thức về khoa học thực phẩm, nguyên lý quản trị, kinh doanh, có khả năng vận dụng kiến thức chuyên sâu quản trị, kế toán, tài chính và marketing và kinh doanh thực phẩm.

Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin; kỹ năng phân tích chất lượng và an toàn của nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm; kỹ năng tính toán các thông số công nghệ để lựa chọn máy và thiết bị phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế cho quá trình sản xuất thực phẩm; kỹ năng xây dựng, điều hành quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng thực.

>>>>> XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

Minh Phong

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/trung-tuyen-som-vao-hoc-vien-nong-nghiep-viet-nam-thap-nhat-22-diem-post689762.html
Zalo