Tiền triều Lê sơ (1428 - 1527) - Kỳ VII: Tiền đời vua Lê Uy Mục (1505 - 1509)

Khi vua Lê Hiến Tông qua đời, người con trai thứ ba là Lê Thuần (tức vua Lê Túc Tông) nối ngôi, đặt niên hiệu là Thái Trinh (1504). Nửa năm sau, vua Lê Túc Tông qua đời, em là Lê Tuấn nối ngôi, đặt niên hiệu là Đoan Khánh (1505 - 1509), sử cũ gọi Uy Mục Đế...

Khi vua Lê Hiến Tông qua đời, người con trai thứ ba là Lê Thuần (tức vua Lê Túc Tông) nối ngôi, đặt niên hiệu là Thái Trinh (1504). Nửa năm sau, vua Lê Túc Tông qua đời, em là Lê Tuấn nối ngôi, đặt niên hiệu là Đoan Khánh (1505 - 1509), sử cũ gọi Uy Mục Đế. Lê Uy Mục ở ngôi được 5 năm và cho đúc tiền Đoan Khánh thông bảo.

Tiền đúc bằng đồng. Mặt tiền đúc nổi 4 chữ “Đoan Khánh thông bảo”- 端慶通寳 theo kiểu chữ Hoa áp, đọc chéo. Khổ chữ to, nét chữ nhỏ, rõ ràng, nổi cao và sắc nét. Lưng tiền để trơn. Biên tiền trước và sau đều nổi cao.

Đặc điểm nổi bật của tiền Đoan Khánh thông bảo 端慶通寳 so với tiền của các vương triều phong kiến Việt Nam trước đó và khu vực Đông Á đương thời, đó là tiền này có trọng lượng rất lớn, đồng nhỏ có đường kính 25,1 - 25,9mm, dày 2,4mm, nặng 6,4gr; những đồng lớn có đường kính 26,3mm, dày 3,1mm, nặng tới 11gr, thậm chí có đồng dày tới 3,5mm, nặng 12 gr.

Ảnh 1.6.12.Tiền Cảnh Thống thông bảo 景統通寳, kiểu chữ Hoa áp, lưng tiền trơn, đường kính 24- 24,8mm

Ảnh 1.6.12.Tiền Cảnh Thống thông bảo 景統通寳, kiểu chữ Hoa áp, lưng tiền trơn, đường kính 24- 24,8mm

Đón đọc Kỳ VIII: Tiền đời vua Lê Tương Dực (1510 - 1516)

Nguồn: Tác phẩm: ''Lịch sử đồng tiền Việt Nam'' của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Biên tập: Mạnh - Thắng | Đồ họa: Văn Lâm

Lâm.TV

Nguồn TBNH: https://thoibaonganhang.vn/tien-trieu-le-so-1428-1527-ky-vii-tien-doi-vua-le-uy-muc-1505-1509-167585.html
Zalo