Thú chơi tranh thủy mặc

Tranh thủy mặc là loại hình phát triển cùng với nghệ thuật thư pháp có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tại Việt Nam, tranh thủy mặc chưa phổ biến rộng rãi, nhưng vài năm gần đây, những bức tranh này đã dần được biết đến và thâm nhập vào đời sống, trở thành sản phẩm văn hóa ấn tượng với nhiều người chơi tranh.

Cũng giống như người Việt Nam thường mua tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống vào mỗi dịp đầu năm mới, người dân các nước Á Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, sẽ mua tranh thủy mặc. Các chủ đề chính trong tranh thường là cây cối, hoa, phong cảnh, chim thú,… nhưng đều hàm ý về một triết lý sâu xa.

Họa sĩ Lã Anh Việt cho biết: "Đầu năm, tôi cũng hay vẽ tặng bạn bè những bức tiểu phẩm như thế này. May mắn hay không thì mình chưa biết nhưng họ sẽ nhớ đến mình, trân trọng món quà mình tặng giống như mình trân trọng quà mà họ tặng mình thôi".

Mỗi bức tranh thủy mặc là sự kết hợp giữa thơ, họa và cả triết lý về nhân sinh. Ở nước ta, tranh thủy mặc đã được nhiều họa sĩ học tập và sáng tạo bằng thư pháp chữ quốc ngữ, mang cảm giác gần gũi hơn với người Việt.

Mỗi bức tranh thủy mặc là sự kết hợp giữa thơ, họa và cả triết lý về nhân sinh

Mỗi bức tranh thủy mặc là sự kết hợp giữa thơ, họa và cả triết lý về nhân sinh

Họa sĩ Kiều Quốc Khánh chia sẻ: "Đầu tiên phải nói đến quá trình rèn luyện, quá trình tu tập, mình làm chủ được cây bút, làm sao cho cái chữ đấy của mình, cái kết thể của nó phải đảm bảo được các yếu tố hài hòa. Cũng có một số hoạt động đầu năm phát triển được nghệ thuật, thú chơi này. Tôi cũng hy vọng bộ môn văn hóa này ngày càng được phát triển và bảo tồn tốt hơn".

Ngày nay, nhiều gia đình ưa chuộng treo tranh thủy mặc trong nhà với hàm ý về phúc lộc, sự thịnh vượng và khai sáng. Bên cạnh các dòng tranh dân gian, tranh thủy mặc kết hợp cùng nghệ thuật thư pháp đang góp thêm một nét văn hóa mới, làm phong phú thú chơi tranh của người Hà Nội./.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/thu-choi-tranh-thuy-mac-225374.htm
Zalo