Thấy gì từ 'cuộc đua xuống đáy' của mua sắm giá rẻ ở Trung Quốc?
Cuộc đua giảm giá có thể tạo ra vòng luẩn quẩn, khiến các công ty càng giảm càng thua lỗ và người tiêu dùng có trải nghiệm tồi tệ với những món hàng siêu rẻ.
Khi bắt đầu mua sắm online tại Trung Quốc, nhiều người bị sốc bởi hàng loạt món hàng giá rẻ. Đứng trước món hời lớn, họ cảm thấy mình "luôn cần gì đó", kết quả là những bưu kiện được đặt trước cửa mỗi ngày.
Trong 6 tháng qua, tôi chỉ trả lại một món đồ. Đó là chiếc bình giữ nhiệt mà ban đầu tôi rất vui khi mua được với giá hời. Tuy nhiên, tôi đã nhổ ngay ngụm nước đầu tiên vì miệng tôi đọng lại mùi nhựa hóa học.
Trải nghiệm đó cũng phá tan ảo tưởng của tôi về những món đồ rẻ tiền. Chiếc bình giữ nhiệt này có giá bằng 1/5 giá của sản phẩm chính hãng, nhưng tôi nhận ra "bạn sẽ nhận được đúng những gì bạn trả".
Vòng luẩn quẩn
Tôi chưa đến mức chỉ mua đồ đắt tiền, nhưng bây giờ tôi cảnh giác với những món đồ giá rẻ, đặc biệt là những món cực rẻ.
Cuối cùng, tôi quyết định bỏ qua hoàn toàn những sản phẩm siêu rẻ này, vì thời gian đau đầu cân nhắc xem có nên mua chúng hay không đã vượt quá chi phí.
Các nền tảng thương mại điện tử - phải đối mặt với những khó khăn trong việc bán sản phẩm - có bị buộc phải cạnh tranh khốc liệt và giảm giá do thu nhập thấp và sức mua hạn chế của người tiêu dùng không? Hay họ đang tích cực giảm giá để mở rộng thị phần của mình?
Mối quan hệ giữa thu nhập, sức mua và thị phần đôi khi có thể giống như câu chuyện "con gà và quả trứng", trong đó một trong hai có thể đến trước.
Từ chiếc áo phông mặc ở nhà có giá dưới 2 USD cho đến những chiếc xe điện chạy trên đường, sự cạnh tranh khốc liệt về giá diễn ra ở khắp mọi nơi trên thị trường Trung Quốc.
Cuộc chạy đua giữa các nền tảng thương mại điện tử, doanh nghiệp hoặc nhà hàng thực sự cải thiện chi phí của sản phẩm và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Đây là tin tốt cho các nhóm thu nhập thấp và cực kỳ thấp đang tìm cách "hạ mức tiêu dùng".
Nhưng một khi cuộc chiến giá cả hỗn loạn xảy ra, nó không chỉ làm méo mó giá cả, mà còn làm bão hòa thị trường bằng các sản phẩm kém chất lượng được làm bằng vật liệu rẻ và tay nghề kém.
Tác động trực tiếp đến nền kinh tế là sự biến đổi luẩn quẩn dẫn đến các khoản đầu tư không có lợi nhuận hoặc thậm chí thua lỗ.
Họ bán càng nhiều thì tổn thất càng lớn, cuối cùng là thử thách xem công ty nào có thể chịu được mức lỗ lớn nhất.
Khi họ không còn chịu đựng được môi trường luẩn quẩn và không có lợi nhuận, họ sẽ chuyển ra nước ngoài. Và khi điều đó cũng trở nên không bền vững, họ đành rời đi.
Cuộc cạnh tranh tàn khốc không chỉ làm tổn hại đến trải nghiệm của người tiêu dùng mà còn làm suy yếu lợi ích của chính doanh nghiệp.
Khi nói đến thực phẩm và quần áo, câu chuyện không chỉ là giá thấp. Người tiêu dùng muốn tiết kiệm tiền nhưng họ cũng muốn có sự an tâm.
Thoát "bẫy" cạnh tranh về giá
Ngày 9/12, chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá sản xuất tháng 11 đã được công bố, cả hai đều thấp hơn kỳ vọng của thị trường, cho thấy nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang vật lộn với nhu cầu trong nước yếu. Các biện pháp gần đây nhằm phục hồi nền kinh tế đã không đạt được mục tiêu và áp lực giảm phát đang gia tăng.
Nhưng vấn đề đáng quan tâm ở đây là thị trường Trung Quốc đang tràn lan sự thoái hóa mang tính "hủy diệt", vậy làm sao có thể thúc đẩy tiêu dùng thường xuyên và nâng cao hiệu quả đầu tư?
Điều này đưa chúng ta quay trở lại mối quan hệ nhân quả giữa sự biến đổi, thu nhập và sức mua.
Các công ty tham gia vào cạnh tranh độc hại sẽ mù quáng giảm giá để chiếm được thị phần lớn hơn. Mặc dù hàng hóa và dịch vụ được bán ra nhiều, biên lợi nhuận gần bằng 0 hoặc giảm xuống mức âm.
Khi các công ty không tạo ra lợi nhuận, liệu thu nhập của nhân viên có tốt không? Một lời than phiền phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau là việc kiếm tiền khó khăn như thế nào. Thu nhập giảm và kỳ vọng thu nhập không ổn định, nhu cầu của người tiêu dùng giảm, dẫn đến giảm đầu tư sản xuất và tạo ra một vòng luẩn quẩn.
Nhà xã hội học nổi tiếng Trung Quốc Tôn Lệ Bình đã lấy ví dụ về tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ giảm sút tác động đến tiêu dùng.
"Với đời sống xã hội bị bóp méo và chìm sâu trong sự thoái hóa, làm sao có thể có tiêu dùng bình thường trong một cuộc sống như vậy? Hoạt động kinh tế và phát triển bình thường có thể đến từ đâu nếu không có tiêu dùng bình thường?", ông nói.
Chìa khóa để phá vỡ vòng luẩn quẩn này nằm ở việc tăng thu nhập của người dân, cải thiện hệ thống an sinh xã hội cũng như thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng và ý muốn chi tiêu của họ.