Thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số trong hôn nhân
'Ngày đó, vì mẹ vất vả nên em nghỉ học sớm, rồi lấy chồng sớm. Em chỉ ở nhà sinh con, giữ con, chỉ mỗi chồng em đi làm, nên không đủ sống. Giờ mong con khỏe mạnh, sớm đi mẫu giáo, để em đi làm kiếm tiền đỡ đần chồng, chăm lo cho con cái. Sau này, con sẽ không lấy chồng sớm giống như em nữa', đó là lời tâm sự mộc mạc của em Hồ Thị Q., thôn Bãi Hà Mới, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh, mở ra một câu chuyện sâu sắc về sự chuyển biến trong tư duy, hành vi hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhờ vào những tác động tích cực từ Dự án 8.
Hội LHPN xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh tuyên truyền phòng, chống tảo hôn đến tận từng hộ gia đình - Ảnh: T.C.L
Năm 2023, toàn tỉnh có 3.344 trường hợp kết hôn, trong đó có 331 trường hợp tảo hôn, chiếm 9,9%. Mặc dù số trường hợp tảo hôn có chiều hướng giảm, nhưng tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn diễn biến phức, tập trung ở hai huyện Đakrông và Hướng Hóa. Qua điều tra, rà soát hằng năm của Trung tâm Y tế huyện Đakrông, số lượng tảo hôn năm 2023 của huyện là 62 trường hợp, 6 tháng đầu năm 2024 đã xảy ra 35 trường hợp.
Do nhiều nguyên nhân mà tỉ lệ trẻ em vùng đồng bào DTTS kết hôn sớm cao. Trong đó, chủ yếu là do lối sống biệt lập từcác vùng sâu, vùng xa vàchịu ảnh hưởng bởi các hủ tục, tập quán, quan niệm lạc hậu trong hôn nhân, gia đình. Nhiều người dân hiểu sai về tục “đi sim” nên nhiều treẻm gái, treẻm trai chưa phát triển đầy đủvềthểchất, tinh thần vàkinh nghiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹphải kết hôn sớm vì đã mang thai. Hơn nữa, trình độnhận thức của người dân còn thấp vàthiếu kiến thức vềcách giáo dục con cái dẫn đến tình trạng các em tựhọc hỏi một cách tiêu cực từmạng xãhội dẫn đến lối sống tựdo, mang thai ngoài ýmuốn khi chưa đủtuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
Triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em”, thời gian qua, các cấp hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) toàn tỉnh đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, can thiệp lồng ghép với các chương trình, dự án, mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS), sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT vùng đồng bào DTTS. Đồng thời, trong khuôn khổ Dự án 8, các cấp hội cũng đã triển khai mạnh mẽ nhiều hoạt động truyền thông về xóa bỏ tảo hôn, HNCHT và phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) tại các xã vùng sâu, vùng xa.
Thông qua các hình thức sinh động như: sân khấu hóa, chiếu phim, diễn kịch tương tác, vẽ tranh, thảo luận nhóm, phát thanh bằng tiếng dân tộc... các thông điệp về kết hôn đúng độ tuổi, không tảo hôn, không hôn nhân ép buộc, trách nhiệm và vai trò của các giới trong hôn nhân cũng như BĐG trong gia đình cũng được truyền tải đến tận từng gia đình, từng cá nhân.
Các mô hình can thiệp cộng đồng như câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, tổ truyền thông cộng đồng và địa chỉ tin cậy cộng đồng cũng là kênh truyền thông hữu hiệu tại địa phương. Sau khi thành lập và đi vào hoạt động, đến nay, các mô hình phát huy tác dụng trong việc làm thay đổi nhận thức của đồng bào.
Cụ thể, 5/5 huyện thuộc vùng dự án đã xây dựng kế hoạch triển khai và thành lập, vận hành các mô hình chủ chốt của dự án. Đã có 171 tổ truyền thông cộng đồng được thành lập gồm 1.560 thành viên; ban điều hành của 54 “Địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng đã tuyên truyền 121 cuộc cho 7.220 lượt người dân về xóa bỏ tảo hôn, HNCHT, phòng, chống BLGĐ, đồng thời thành lập và duy trì 29 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại trường học.
Tại những mô hình CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, công tác truyền thông về xóa bỏ tảo nhân, HNCHT, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, phòng, chống xâm hại tình dục được quan tâm hơn bao giờ hết. Thay vì được điều hành bởi thầy cô, giờ đây, nhiều chương trình, buổi sinh hoạt đã được dẫn dắt bởi học sinh DTTS.
“Chính các em là những chủ thể của sự thay đổi, do đó, hơn ai hết, khi các em tự mình nói ra, tự mình lên tiếng cũng đồng nghĩa với việc bản thân các em đã nhận thức được những tác hại, nguy cơ tiềm ẩn và những hệ lụy có thể xảy ra nếu vẫn giữ những hủ tục trong hôn nhân. Do đó, chúng tôi luôn tạo điều kiện để các em có cơ hội tham gia và thử sức nhiều nhất có thể vào các hoạt động truyền thông do nhà trường, cũng như các đoàn thể tổ chức”, giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học và THCS Xy, huyện Hướng Hóa Nguyễn Đăng Quân chia sẻ.
Bên cạnh đó, các cấp hội LHPN đã tổ chức 57 chiến dịch truyền thông về bình đẳng giới (BĐG); phòng, chống BLGĐ, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em (PN&TE) quy mô cấp huyện và cụm xã, xã mà tỉnh chọn triển khai mô hình điểm với hơn 6.450 người tham gia. Hội LHPN tỉnh tổ chức diễn đàn, hội thi “Sáng kiến truyền thông BĐG và phòng, chống BLGĐ” năm 2023 và cuộc thi sáng tác tác phẩm truyền thông về BĐG cho trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi (MN).
Hội LHPN huyện Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh, Gio Linh tổ chức 20 cuộc giao lưu, liên hoan chia sẻ kinh nghiệm các tổ truyền thông cộng đồng. Hội thi “Sáng kiến truyền thông BĐG”; “Mô hình sáng tạo, hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, phòng chống BLGĐ, phòng chống xâm hại, mua bán PN&TE”; “Lắng nghe con nói”... với 1.310 người tham gia. Qua các hội thi, giao lưu, liên hoan giúp các thành viên tổ truyền thông cộng đồng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp vận động hội viên phụ nữ và người dân vùng đồng bào DTTS&MN thay đổi nếp nghĩ, cách làm.
Việc đa dạng hình thức tuyên truyền, số hóa các tài liệu truyền thông cũng được các cấp hội chú trọng. Đến nay, Hội LHPN tỉnh cấp phát hơn 24.000 tờ rơi tuyên truyền về BLGĐ, hàng nghìn cuốn tranh lật về xóa bỏ tảo hôn, phòng, chống BLGĐ và chăm sóc SKSS vị thành niên.
Đồng thời, đăng tải các podcast, video, audio book được số hóa do Trung ương Hội LHPN Việt Nam cung cấp trên nền tảng mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao nhận thức của người dân, xóa bỏ các hủ tục, định kiến giới, xây dựng gia đình hạnh phúc, chia sẻ trách nhiệm trong nuôi con, lên tiếng chống lại bạo lực, cách giải quyết mâu thuẫn, góp phần kiến tạo tương lai tốt đẹp hơn cho PN&TE vùng đồng bào DTTS&MN.