Tháng Chạp có những lễ cúng quan trọng trong nào?
Tháng Chạp là tháng hướng đến tổ tiên với nhiều nghi thức chuẩn bị cho Tết Cổ truyền, có khá nhiều lễ cúng quan trọng trong tháng Chạp.
Tháng Chạp, tháng cuối cùng trong năm âm lịch, là thời điểm mà các gia đình Việt Nam bận rộn chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Ngoài việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa và chuẩn bị thực phẩm, đồ dùng cho những ngày Tết, trong tháng trước Tết, người dân thực hiện nhiều nghi lễ hướng đến gia tiên và thần linh.
Những lễ cúng quan trọng trong tháng Chạp thể hiện lòng thành kính, biết ơn của gia chủ mà còn là dịp để mọi người cầu nguyện tống tiễn những rủi ro của năm cũ, cầu mong an lành, thịnh vượng trong năm mới sắp đến.
Những lễ cúng quan trọng trong tháng Chạp
Có 4 lễ cúng quan trọng trong tháng Chạp mà hầu hết các gia đình Việt thực hiện một cách trang trọng, đó chính là lễ cúng mùng 1 tháng Chạp, cúng rằm tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo và cúng Tất niên.
Cúng Mùng 1 tháng Chạp
Trong văn hóa Việt Nam, tháng Chạp có ý nghĩa đặc biệt khi là tháng chuẩn bị từ biệt năm cũ để đón chào một năm mới. Lễ cúng mùng 1 tháng Chạp vì thế rất được người Việt coi trọng như một dấu mốc để bắt đầu mùa lễ cuối năm.
Lễ cúng mùng 1 tháng Chạp thường được chuẩn bị một cách chu đáo với những lễ vật đơn giản nhưng đầy đủ ý nghĩa. Trên bàn thờ gia tiên, các gia đình thường bày biện trái cây tươi, hoa quả, nhang, đèn, và một mâm cỗ nhỏ. Những món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, xôi, thịt gà cũng có thể được chuẩn bị tùy theo từng vùng miền.
Cúng rằm tháng Chạp
Rằm tháng Chạp, ngày rằm cuối cùng trong năm Âm lịch, là một trong những dịp quan trọng để người Việt Nam tưởng nhớ tổ tiên, cũng như chuẩn bị cho năm mới sắp đến. Ngoài ra, lễ cúng này còn mang ý nghĩa cầu bình an, sức khỏe, và tài lộc cho gia đình trong năm mới.
Lễ cúng rằm tháng Chạp thường được tổ chức trang trọng tại gia đình. Mâm cỗ cúng thường bao gồm hương, hoa, đèn nến, trà, rượu, cùng với các món ăn truyền thống như gà luộc, xôi, và các loại bánh trái. Những vật phẩm này được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt trên bàn thờ gia tiên để thể hiện lòng thành kính của con cháu.
Cúng ông Công, ông Táo
Đây là một trong những lễ cúng quan trọng nhất trong tháng Chạp. Lễ cúng ông Công, ông Táo diễn ra vào ngày 23 tháng 12 Âm lịch. Theo niềm tin dân gian, ông Công, ông Táo là các vị thần trông coi việc bếp núc của mỗi gia đình. Lễ cúng này nhằm tiễn ông Táo về trời báo cáo Ngọc hoàng về tình hình gia đình trong suốt một năm qua.
Mâm cúng thường gồm cá chép (để ông Táo cưỡi về trời), mâm ngũ quả, hương, hoa, nước, và các món ăn truyền thống. Nét đặc sắc của lễ cúng này nằm ở tục phóng sinh cá chép tại sông, hồ sau khi lễ cúng kết thúc.
Cúng Tất niên
Lễ cúng Tất niên là nghi thức kết thúc một năm cũ, thường diễn ra vào ngày cuối cùng của tháng Chạp. Đây là dịp để các gia đình tưởng nhớ ông bà tổ tiên và cầu mong một năm mới thịnh vượng, bình an. Mâm cúng tất niên thường bao gồm gà luộc, bánh chưng (hoặc bánh tét), xôi, giò, chả và nhiều món ăn khác tùy theo phong tục của từng vùng miền.
Những lễ cúng quan trọng bậc nhất trong tháng Chạp này không chỉ dừng lại ở việc dâng lên tổ tiên những lễ vật trang trọng hay mâm cỗ thịnh soạn mà còn là thời điểm để các thành viên trong gia đình quây quần, sum họp, chia sẻ những kỷ niệm và kế hoạch cho năm mới.
Các lễ cúng trong tháng Chạp không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là sinh hoạt văn hóa, kết nối gia đình, là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, chia sẻ những khoảnh khắc đầm ấm và cùng nhau hướng đến một năm mới với nhiều điều tốt đẹp.