Thâm nhập 'thư viện' của 'lão tóc bạc', chủ sở hữu hơn 400 nghìn tờ báo cũ ở Nam Định

Không chỉ có tiếng trong lĩnh vực điện tử, tin học, máy tính ở tỉnh Nam Định, ông Nguyễn Phi Dũng (63 tuổi) còn là nhà sưu tầm báo chí hàng đầu Việt Nam với kho tàng gần 400.000 tờ báo giấy, trọng lượng nặng đến 21 tấn.

Theo ghi nhận của PV Gia đình và Xã hội, ông Nguyễn Phi Dũng (63 tuổi) trú tại phường Quang Trung, TP Nam Định đã sử dụng tầng 3, 4 tòa nhà của công ty trên đường Trường Chinh (TP Nam Định) để chứa hơn 21 tấn báo giấy với hơn 400.000 tờ khác nhau.

Theo ghi nhận của PV Gia đình và Xã hội, ông Nguyễn Phi Dũng (63 tuổi) trú tại phường Quang Trung, TP Nam Định đã sử dụng tầng 3, 4 tòa nhà của công ty trên đường Trường Chinh (TP Nam Định) để chứa hơn 21 tấn báo giấy với hơn 400.000 tờ khác nhau.

Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Phi Dũng cho biết, để bảo quản kho báo giấy với hơn 400 nghìn tờ báo cũ này, ông dành ra 2 tầng của trụ sở công ty riêng của gia đình cho việc này. Trên tầng 4 ông sử dụng một căn phòng rộng 50m2 để lưu giữ những tờ báo lâu năm. Còn tầng 3 của tòa nhà rộng 350m2 ông dùng để lưu giữ kho báo từ thập niên 90 trở lại đây. Điểm đặc biệt trong phòng đều lắp điều hòa, thiết bị hút ẩm, thường xuyên duy trì nhiệt độ phòng khoảng 22 độ C.

Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Phi Dũng cho biết, để bảo quản kho báo giấy với hơn 400 nghìn tờ báo cũ này, ông dành ra 2 tầng của trụ sở công ty riêng của gia đình cho việc này. Trên tầng 4 ông sử dụng một căn phòng rộng 50m2 để lưu giữ những tờ báo lâu năm. Còn tầng 3 của tòa nhà rộng 350m2 ông dùng để lưu giữ kho báo từ thập niên 90 trở lại đây. Điểm đặc biệt trong phòng đều lắp điều hòa, thiết bị hút ẩm, thường xuyên duy trì nhiệt độ phòng khoảng 22 độ C.

Ông Dũng cho biết thêm, với những tờ báo đặc biệt quý hiếm, ông cất trong túi nylon, cuộn tròn, cho vào những ống vỏ đạn, đặt cẩn thận trong tủ kính.

Ông Dũng cho biết thêm, với những tờ báo đặc biệt quý hiếm, ông cất trong túi nylon, cuộn tròn, cho vào những ống vỏ đạn, đặt cẩn thận trong tủ kính.

Tại "kho tàng" báo chí PV cũng tận mắt được chiêm ngưỡng những số báo thập niên 70, 80 và 90 của Báo Sức Khỏe (tiền thân của Báo Sức khỏe và Đời sống).

Tại "kho tàng" báo chí PV cũng tận mắt được chiêm ngưỡng những số báo thập niên 70, 80 và 90 của Báo Sức Khỏe (tiền thân của Báo Sức khỏe và Đời sống).

Số báo đặc biệt Tết Nhâm tý (năm 1972) được thiết kế đẹp mắt, nội dung đầy truyền cảm của Báo Sức khỏe (tiền thân Báo Sức khỏe và Đời sống).

Số báo đặc biệt Tết Nhâm tý (năm 1972) được thiết kế đẹp mắt, nội dung đầy truyền cảm của Báo Sức khỏe (tiền thân Báo Sức khỏe và Đời sống).

Ngoài các số của Báo Sức khỏe, tại tầng 3 nơi lưu giữ những số báo thập niên 90 trở lại đây, PV cũng tận mắt chiêm ngưỡng tờ báo giấy Gia đình và Xã hội, Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình xuất bản vào tháng 1/2001.

Ngoài các số của Báo Sức khỏe, tại tầng 3 nơi lưu giữ những số báo thập niên 90 trở lại đây, PV cũng tận mắt chiêm ngưỡng tờ báo giấy Gia đình và Xã hội, Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình xuất bản vào tháng 1/2001.

Theo ông Dũng chia sẻ, đến nay đã sưu tầm, sở hữu hơn 400 nghìn tờ báo, của hơn 1.000 đầu báo, nặng khoảng 21 tấn, trong đó có hơn 100 đầu báo được xuất bản tại Việt Nam từ trước năm 1954.

Theo ông Dũng chia sẻ, đến nay đã sưu tầm, sở hữu hơn 400 nghìn tờ báo, của hơn 1.000 đầu báo, nặng khoảng 21 tấn, trong đó có hơn 100 đầu báo được xuất bản tại Việt Nam từ trước năm 1954.

Trong đó, có tờ Gia Định báo, tờ báo đầu tiên xuất bản tại Việt Nam bằng chữ quốc ngữ, cụ thể là xuất bản số đầu tại Sài Gòn năm 1865; tờ Phụ nữ tân văn, xuất bản số đầu năm tại Sài Gòn năm 1929; tờ Le Courrier d’Haiphong (Thư tín Hải Phòng), xuất bản từ năm 1886.

Trong đó, có tờ Gia Định báo, tờ báo đầu tiên xuất bản tại Việt Nam bằng chữ quốc ngữ, cụ thể là xuất bản số đầu tại Sài Gòn năm 1865; tờ Phụ nữ tân văn, xuất bản số đầu năm tại Sài Gòn năm 1929; tờ Le Courrier d’Haiphong (Thư tín Hải Phòng), xuất bản từ năm 1886.

Đặc biệt, ông Dũng sưu tầm được nhiều tờ báo cách mạng thời kỳ đầu như Cứu Quốc, Độc Lập, Cờ Giải Phóng, Vui Sống…; những tạp chí văn hóa, văn học nổi tiếng một thời như Phong Hóa, Ngày Nay,…

Đặc biệt, ông Dũng sưu tầm được nhiều tờ báo cách mạng thời kỳ đầu như Cứu Quốc, Độc Lập, Cờ Giải Phóng, Vui Sống…; những tạp chí văn hóa, văn học nổi tiếng một thời như Phong Hóa, Ngày Nay,…

Những số báo từ các thập niên 1990 trở về trước ông Dũng cất và bảo quản kỹ.

Những số báo từ các thập niên 1990 trở về trước ông Dũng cất và bảo quản kỹ.

Những tờ báo được đóng thành quyển để ở các kệ sách và có đánh số thứ tự, năm xuất bản.

Những tờ báo được đóng thành quyển để ở các kệ sách và có đánh số thứ tự, năm xuất bản.

Ở các kệ báo từ năm 1990 trở lại đây ông Dũng cho dán giấy ghi rõ tên báo để dễ tìm.

Ở các kệ báo từ năm 1990 trở lại đây ông Dũng cho dán giấy ghi rõ tên báo để dễ tìm.

Hàng loạt tờ báo được trưng bày ở bàn trong kho báo rộng 50m2 trên tầng 4 công ty gia đình ông Dũng.

Hàng loạt tờ báo được trưng bày ở bàn trong kho báo rộng 50m2 trên tầng 4 công ty gia đình ông Dũng.

Để có được "kho tàng báo chí" đồ sộ như hôm nay ông Dũng mất gần 10 năm để tìm kiếm, thu mua.

Để có được "kho tàng báo chí" đồ sộ như hôm nay ông Dũng mất gần 10 năm để tìm kiếm, thu mua.

Trước đó, tối ngày 29/11, tại TP Nam Định, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao chứng nhận xác lập kỷ lục nhà sưu tầm báo giấy phát hành tại Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến nay với số lượng nhiều nhất tới ông Nguyễn Phi Dũng.

Trước đó, tối ngày 29/11, tại TP Nam Định, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao chứng nhận xác lập kỷ lục nhà sưu tầm báo giấy phát hành tại Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến nay với số lượng nhiều nhất tới ông Nguyễn Phi Dũng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Cá nhân làm việc ở 2 nơi có thể quyết toán thuế thu nhập cá nhân như thế nào

Nhật Tân

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/tham-nhap-thu-vien-cua-lao-toc-bac-chu-so-huu-hon-400-nghin-to-bao-cu-o-nam-dinh-172241214133329163.htm
Zalo