Tên lửa NAIM-174B tầm siêu xa mang lại ưu thế tuyệt đối cho Hải quân Mỹ

Tên lửa NAIM-174B chính là phiên bản không đối không dựa trên loại SM-6 dùng cho phòng không hạm tàu.

Báo chí Mỹ mới đây đã đăng một bức ảnh chụp chiếc tiêm kích hạm F/A-18E Super Hornet với tên lửa NAIM-174B tại căn cứ không quân Trân Châu Cảng và lập tức thu hút sự quan tâm đặc biệt.

Báo chí Mỹ mới đây đã đăng một bức ảnh chụp chiếc tiêm kích hạm F/A-18E Super Hornet với tên lửa NAIM-174B tại căn cứ không quân Trân Châu Cảng và lập tức thu hút sự quan tâm đặc biệt.

Đáng nói ở chỗ bức ảnh này có thể được coi là đẹp nhất về mặt chi tiết, vì nhờ vậy mà giới truyền thông thậm chí có thể nhìn thấy chỉ số rất cụ thể của tên lửa - NAIM-174B và một số đặc điểm kèm theo.

Đáng nói ở chỗ bức ảnh này có thể được coi là đẹp nhất về mặt chi tiết, vì nhờ vậy mà giới truyền thông thậm chí có thể nhìn thấy chỉ số rất cụ thể của tên lửa - NAIM-174B và một số đặc điểm kèm theo.

Ký hiệu của loại đạn không chiến này được chia thành các phần riêng biệt, trong đó NAIM là chữ cái viết tắt của cụm từ Tên lửa đánh chặn dành cho hải quân.

Ký hiệu của loại đạn không chiến này được chia thành các phần riêng biệt, trong đó NAIM là chữ cái viết tắt của cụm từ Tên lửa đánh chặn dành cho hải quân.

Đáng chú ý ở chỗ việc bổ sung chữ cái N (Hải quân) lên trước chỉ số AIM tiêu chuẩn có thể là dấu hiệu cho thấy Hải quân Mỹ khẳng định họ độc lập phát triển vũ khí này, và hoàn toàn thiếu vắng sự tham gia của không quân.

Đáng chú ý ở chỗ việc bổ sung chữ cái N (Hải quân) lên trước chỉ số AIM tiêu chuẩn có thể là dấu hiệu cho thấy Hải quân Mỹ khẳng định họ độc lập phát triển vũ khí này, và hoàn toàn thiếu vắng sự tham gia của không quân.

Con số 174 ám chỉ trực tiếp đến tên gọi thay thế của SM-6 đó là RIM-174. Và cuối cùng, hậu tố dấu "B" rất có thể mang ý nghĩa loại đạn trên đã được thực hiện một số điều chỉnh nhất định đối với thiết kế ban đầu.

Con số 174 ám chỉ trực tiếp đến tên gọi thay thế của SM-6 đó là RIM-174. Và cuối cùng, hậu tố dấu "B" rất có thể mang ý nghĩa loại đạn trên đã được thực hiện một số điều chỉnh nhất định đối với thiết kế ban đầu.

Bức ảnh cũng cho thấy tên lửa ở "trạng thái trơ", tức là không được trang bị động cơ và đầu đạn, chỉ thuần túy là một mẫu thử nghiệm, điều này được biểu thị bằng các sọc xanh trên đó.

Bức ảnh cũng cho thấy tên lửa ở "trạng thái trơ", tức là không được trang bị động cơ và đầu đạn, chỉ thuần túy là một mẫu thử nghiệm, điều này được biểu thị bằng các sọc xanh trên đó.

Cho đến nay, Hải quân Mỹ vẫn chưa bình luận về sự xuất hiện của những bức ảnh này. Đồng thời ấn phẩm The War Zone (TWZ) đã tiến hành phân tích độc lập tất cả các chi tiết bổ sung được hé lộ.

Cho đến nay, Hải quân Mỹ vẫn chưa bình luận về sự xuất hiện của những bức ảnh này. Đồng thời ấn phẩm The War Zone (TWZ) đã tiến hành phân tích độc lập tất cả các chi tiết bổ sung được hé lộ.

Cụ thể, chiếc F/A-18E mang tên lửa NAIM-174 thuộc Phi đội máy bay chiến đấu tấn công số 192 (VFA-192) có tên gọi Golden Dragons, thuộc biên chế Nhóm tác chiến trên hạm số 2, hiện đang đóng quân trên tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70).

Cụ thể, chiếc F/A-18E mang tên lửa NAIM-174 thuộc Phi đội máy bay chiến đấu tấn công số 192 (VFA-192) có tên gọi Golden Dragons, thuộc biên chế Nhóm tác chiến trên hạm số 2, hiện đang đóng quân trên tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70).

Ấn phẩm TWZ cũng lưu ý rằng tác giả của bức ảnh đã nhìn thấy một chiếc F/A-18 khác mang đạn NAIM-174 từ một đơn vị với biệt danh "Thợ săn tiền thưởng" số hiệu VFA-2, cũng thuộc về Nhóm tác chiến trên hạm số 2.

Ấn phẩm TWZ cũng lưu ý rằng tác giả của bức ảnh đã nhìn thấy một chiếc F/A-18 khác mang đạn NAIM-174 từ một đơn vị với biệt danh "Thợ săn tiền thưởng" số hiệu VFA-2, cũng thuộc về Nhóm tác chiến trên hạm số 2.

Việc tích hợp tên lửa SM-6 vào tiêm kích hạm F/A-18 với chỉ số mới NAIM-174 theo đánh giá là giải pháp hiệu quả nhất và cực kỳ thực dụng.

Việc tích hợp tên lửa SM-6 vào tiêm kích hạm F/A-18 với chỉ số mới NAIM-174 theo đánh giá là giải pháp hiệu quả nhất và cực kỳ thực dụng.

Thực tế là ở phiên bản phòng không, tên lửa này có tầm bắn lên tới 370 km (theo hầu hết các nguồn tin) và còn có thể bắn trúng mục tiêu mặt đất ở cự ly 460 km. Đồng thời tầm phóng từ máy bay có thể sẽ lớn hơn nhiều và chắc chắn vượt quá 500 km.

Thực tế là ở phiên bản phòng không, tên lửa này có tầm bắn lên tới 370 km (theo hầu hết các nguồn tin) và còn có thể bắn trúng mục tiêu mặt đất ở cự ly 460 km. Đồng thời tầm phóng từ máy bay có thể sẽ lớn hơn nhiều và chắc chắn vượt quá 500 km.

Như vậy chúng ta đang nói về một bước nhảy vọt về chất trong khả năng không chiến của F/A-18, khi trước đây nó hoàn toàn dựa vào tên lửa AIM-120D AMRAAM có tầm bắn không quá 180 km.

Như vậy chúng ta đang nói về một bước nhảy vọt về chất trong khả năng không chiến của F/A-18, khi trước đây nó hoàn toàn dựa vào tên lửa AIM-120D AMRAAM có tầm bắn không quá 180 km.

Để thực hiện cuộc tấn công mục tiêu trên không bằng NAIM-174 ở cự ly 500 km, nghĩa là đối tượng tác chiến của nó chỉ có thể là một nhóm máy bay giá trị cao như phi cơ tiếp nhiên liệu, máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm, hay máy bay ném bom chiến lược...

Để thực hiện cuộc tấn công mục tiêu trên không bằng NAIM-174 ở cự ly 500 km, nghĩa là đối tượng tác chiến của nó chỉ có thể là một nhóm máy bay giá trị cao như phi cơ tiếp nhiên liệu, máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm, hay máy bay ném bom chiến lược...

Việc trang bị tên lửa NAIM-174 cho F/A-18 còn giúp tăng đáng kể phạm vi phòng không của nhóm tấn công tàu sân bay, bởi vì có thể ngăn chặn máy bay địch tiếp cận ranh giới sử dụng vũ khí.

Việc trang bị tên lửa NAIM-174 cho F/A-18 còn giúp tăng đáng kể phạm vi phòng không của nhóm tấn công tàu sân bay, bởi vì có thể ngăn chặn máy bay địch tiếp cận ranh giới sử dụng vũ khí.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ten-lua-naim-174b-tam-sieu-xa-mang-lai-uu-the-tuyet-doi-cho-hai-quan-my-post581894.antd
Zalo