Tăng cường công tác quản lý người lao động Việt Nam theo nhiệm vụ Nhà nước giao

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn đã chủ động triển khai thực hiện Nghị định số 152/2020/NĐ-CP một cách đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trên phạm vi toàn quốc.

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị giao ban 6 tháng đầu năm 2025. (Nguồn: Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn)

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị giao ban 6 tháng đầu năm 2025. (Nguồn: Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn)

Từ ngày 9-10/7, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị giao ban 6 tháng đầu năm 2025 giữa 3 đơn vị gồm Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, Công ty TNHH MTV Dịch vụ cơ quan nước ngoài (FOSCO) thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Phát triển Hợp tác quốc tế và Dịch vụ đối ngoại (CIFA) trực thuộc UBND TP. Đà Nẵng và Hội nghị Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ “tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam” theo quy định tại Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.

Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, Công ty FOSCO và Trung tâm CIFA là 3 tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, đã chủ động triển khai thực hiện Nghị định số 152/2020/NĐ-CP từ khi Nghị định ra đời một cách đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trên phạm vi toàn quốc.

Đồng thời, 3 đơn vị đã nhận được sự phối hợp tích cực trong việc chia sẻ thông tin, rà soát, thống kê đối tượng quản lý… của các cơ quan, ban ngành Trung ương như Bộ Công an, Bộ Nội vụ (trước đây là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao và các địa phương.

Số lượng lao động Việt Nam có xu hướng tăng đều và liên tục: từ 8.041 (năm 2021) lên 9.190 lao động (năm 2024), tương đương tăng khoảng hơn 14% trong 4 năm. Hiện nay, 3 đơn vị quản lý gần 10.000 lao động Việt Nam làm việc cho hơn 400 tổ chức nước ngoài (TCNN) trên toàn quốc, bao gồm các Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng thường trú của các hãng thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình nước ngoài...

Trong tình hình số lượng tổ chức nước ngoài giảm, thu hẹp hoạt động, nhất là các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, nhưng số lượng người lao động Việt Nam vẫn tăng theo từng năm cho thấy 3 đơn vị đã rất nỗ lực bám sát, quản lý chặt chẽ đối tượng lao động đặc thù này theo nhiệm vụ Nhà nước giao, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước vừa đảm bảo an ninh, an toàn cho các tổ chức nước ngoài.

Hội nghị Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ “tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam” theo quy định tại Nghị định số 152/2020/NĐ-CP. (Nguồn: Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn)

Hội nghị Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ “tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam” theo quy định tại Nghị định số 152/2020/NĐ-CP. (Nguồn: Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn)

Ba đơn vị luôn chủ động tiếp xúc, chia sẻ thông tin liên quan về việc tuyển dụng, quản lý lao động người Việt Nam cũng như tích cực phổ biến, tuyên truyền các văn bản chính sách mới của Chính phủ Việt Nam đến các TCNN và người lao động Việt Nam; chủ động tư vấn cho người lao động Việt Nam cũng như TCNN để tháo gỡ, giải quyết các xung đột trong quan hệ lao động.

Thông qua tư vấn của 3 đơn vị, người lao động Việt Nam hiểu rõ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, và nhận thức được việc thực thi đúng những quy định của Nhà nước về chế độ và nghĩa vụ sẽ đem lại lợi ích tích cực cho người lao động.

Đồng thời, các tổ chức nước ngoài cũng nhận thấy, việc quản lý người lao động Việt Nam là nhiệm vụ Nhà nước giao cho 3 đơn vị nhằm đảm bảo việc thực thi đúng quy định của Việt Nam cũng như đảm bảo an ninh, an toàn cho TCNN.

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, việc quản lý người lao động Việt Nam đòi hỏi các tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam cần nâng cao hơn nữa hiệu quả nhiệm vụ được giao, vẫn còn nhiều người lao động Việt Nam chưa hiểu rõ và thực thi đúng những quy định của Nhà nước về nghĩa vụ công dân của mình.

Kết luận Hội nghị, Cục trưởng Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn Ngô Phương Nghị kiến nghị xây dựng giải pháp để triển khai hiệu quả hơn nữa nhiệm vụ. Trong thời gian trong tới, cần nâng cao công tác quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; đồng thời đẩy mạnh việc thu hút người người lao động Việt Nam thực sự có trình độ, năng lực đáp ứng công việc, từ đó có thể tuyển chọn và giới thiệu được người lao động Việt Nam có chất lượng cao cho TCCNNN.

Xuân Sơn

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/tang-cuong-cong-tac-quan-ly-nguoi-lao-dong-viet-nam-theo-nhiem-vu-nha-nuoc-giao-321060.html
Zalo