Sửa đổi quy định về kiểm tra, xác định trị giá hải quan
Chính phủ ban hành Nghị định số 167/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Ảnh minh họa
Nghị định số 167/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổsung khoản 1, khoản 2 Điều 20 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP về nguyên tắc, phương pháp xác địnhtrị giá hải quan.
Cụ thể, đối với hàng hóa xuất khẩu, trịgiá hải quan của hàng hóa xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khâủxuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế, được xác địnhtrên cơ sở trị giá thực tế của hàng hóa tại cửa khẩu xuất, theo trình tự cácphương pháp sau:
1) Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khâủxuất bao gồm giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mạivà các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu phù hợp với chứng từ cóliên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa;
2) Giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt,tương tự trên cơ sở dữ liệu trị giá hải quan sau khi quy đổi về giá bán củahàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờkhai xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá;
3) Giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt,tương tự tại thị trường Việt Nam sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đếncửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu củalô hàng đang xác định trị giá;
4) Giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơquan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều 22Nghị định này sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, trị giá hải quan của hàng hóa nhậpkhẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được xác địnhtheo trình tự các phương pháp sau:
1) Phương pháp trị giá giao dịch của hànghóa nhập khẩu;
2) Phương pháp trị giá giao dịch của hànghóa nhập khẩu giống hệt;
3) Phương pháp trị giá giao dịch của hànghóa nhập khẩu tương tự;
4) Phương pháp trị giá khấu trừ;
5) Phương pháp trị giá tính toán;
6) Phương pháp suy luận.
Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằngvăn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trịgiá tính toán có thể hoán đổi cho nhau.
Kiểm tra, xác định trị giá hải quan
Nghị định số 167/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổsung Điều 21 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP về kiểm tra, xác định trị giá hải quan:
1. Việc kiểm tra, xác định trị giá hảiquan căn cứ trên hồ sơ hải quan, các chứng từ tài liệu có liên quan, thực tếhàng hóa.
2. Trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giákhai báo, cơ quan hải quan thông báo, đề nghị người khai hải quan thực hiệnkhai bổ sung trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo và giảiphóng hàng theo quy định. Nếu người khai hải quan khai bổ sung trong thời hạnnêu trên thì cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo quy định. Quá thời hạnmà người khai hải quan không khai bổ sung thì cơ quan hải quan thực hiện xác địnhtrị giá, ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để thông quan hàng hoátheo quy định.
3. Trường hợp nghi vấn về trị giá khaibáo, cơ quan hải quan thông báo cơ sở nghi vấn, mức giá, phương pháp do cơ quanhải quan dự kiến xác định và giải phóng hàng hóa theo quy định, người khai hảiquan thực hiện tham vấn với cơ quan hải quan nhằm làm rõ về tính chính xác củatrị giá khai báo.
a) Trường hợp người khai hải quan đồng ývới mức giá, phương pháp do cơ quan hải quan dự kiến xác định thì thực hiệnkhai bổ sung theo quy định trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày đếncơ quan hải quan thực hiện tham vấn, cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theoquy định. Trường họp người khai hải quan không khai bổ sung trong thời hạn nêutrên thì cơ quan hải quan thực hiện xác định trị giá, ấn định thuế theo quy địnhcủa Luật Quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo quy định;
b) Trường hợp bác bỏ trị giá khai báo, cơquan hải quan đề nghị người khai hải quan khai bổ sung trong thời hạn tối đa 05ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tham vấn. Nếu người khai hải quan khai bổsung trong thời hạn nêu trên thì cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo quyđịnh. Quá thời hạn mà người khai hải quan không khai bổ sung thì cơ quan hảiquan thực hiện xác định trị giá, ấn định thuế theo quy định của Luật quản lýthuế để thông quan hàng hóa theo quy định;
c) Trường hợp chưa đủ cơ sở bác bỏ trịgiá khai báo, cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo trị giá khai báo.
4. Trường hợp không thuộc khoản 2, 3 nêutrên, cơ quan hải quan chấp nhận trị giá khai báo để thông quan hàng hóa theoquy định.
5. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiềnnước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá ngoại tệ mua vào theohình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoạithương Việt Nam tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm tuần trước liền kề hoặclà tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền trước ngày thứ năm trong trường hợpngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ. Tỷ giá này được sử dụng để xác định tỷ giátính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần.
Đối với các ngoại tệ không được Hội sởchính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố tỷ giá thì xácđịnh theo tỷ giá tính chéo giữa đồng Việt Nam với một số ngoại tệ do Ngân hàngNhà nước Việt Nam công bố trên trang điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đôívới các ngoại tệ chưa được công bố tỷ giá tính chéo thì trên cơ sở đề nghị củaBộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố tỷ giá.
Sửa quy định về trị giá hải quan sử dụngcho mục đích thống kê
Bên cạnh đó, Nghị định số 167/2025/NĐ-CPcũng sửa đổi, bổ sung Điều 22a về trị giá hải quan sử dụng cho mục đích thốngkê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo đó, trị giá hải quan sử dụng cho mụcđích thống kê được xây dựng theo nguyên tắc và phương pháp quy định tại Điều 20Nghị định này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với các trường hợp sau, trị giá hảiquan sử dụng cho mục đích thống kê dựa trên cơ sở khai báo của người khai hảiquan theo nguyên tắc:
a) Hàng hóa sau khi thuê gia công ở nướcngoài nhập khẩu vào Việt Nam: là trị giá hàng hóa tính đến cửa khẩu nhập đâùtiên trong đó bao gồm toàn bộ trị giá cấu thành của sản phẩm, bao gồm trị giánguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm, giá gia công sản phẩm và các chi phíkhác (nếu có) liên quan đến việc xác định giá thành sản phẩm;
b) Hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm giacông cho nước ngoài: là trị giá hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất trong đó bao gồmtoàn bộ trị giá cấu thành của sản phẩm bao gồm trị giá nguyên vật liệu câúthành nên sản phẩm, giá gia công sản phẩm và các chi phí khác (nếu có) liênquan đến việc xác định giá thành sản phẩm;
c) Hàng hóa theo hợp đồng thuê tài chính:là toàn bộ trị giá của hàng hóa, loại trừ các dịch vụ cung cấp kèm theo hợp đồngthuê tài chính.
Nghị định nêu rõ: Bộ trưởng Bộ Tài chínhquy định cụ thể việc thu thập, xử lý, sử dụng và lưu trữ thông tin về trị giá hảiquan sử dụng cho mục đích thống kê.