Sự thật thú vị về loài côn trùng kỳ diệu nhất Việt Nam

Đom đóm (họ Lampyridae) – những sinh vật nhỏ bé phát sáng trong bóng đêm – là hình ảnh kỷ ảo gắn với ký ức tuổi thơ của nhiều người Việt.

 1. Đom đóm là bọ cánh cứng. Dù thường bị nhầm với ruồi, loài này côn trùng này thực chất thuộc họ Bọ cánh cứng (Coleoptera). Ảnh: Pinterest.

1. Đom đóm là bọ cánh cứng. Dù thường bị nhầm với ruồi, loài này côn trùng này thực chất thuộc họ Bọ cánh cứng (Coleoptera). Ảnh: Pinterest.

 2. Ánh sáng của đom đóm là kết quả của phản ứng hóa học. Phản ứng giữa luciferin, enzyme luciferase, oxy và ATP trong cơ thể tạo ra ánh sáng lạnh không tỏa nhiệt – một trong những dạng phát sáng hiệu quả nhất trong tự nhiên. Ảnh: Pinterest.

2. Ánh sáng của đom đóm là kết quả của phản ứng hóa học. Phản ứng giữa luciferin, enzyme luciferase, oxy và ATP trong cơ thể tạo ra ánh sáng lạnh không tỏa nhiệt – một trong những dạng phát sáng hiệu quả nhất trong tự nhiên. Ảnh: Pinterest.

 3. Mỗi loài đom đóm có kiểu nhấp nháy riêng biệt. Đom đóm sử dụng ánh sáng để thu hút bạn tình, và mỗi loài có tần suất, nhịp điệu và kiểu nhấp nháy riêng để nhận diện lẫn nhau. Ảnh: Pinterest.

3. Mỗi loài đom đóm có kiểu nhấp nháy riêng biệt. Đom đóm sử dụng ánh sáng để thu hút bạn tình, và mỗi loài có tần suất, nhịp điệu và kiểu nhấp nháy riêng để nhận diện lẫn nhau. Ảnh: Pinterest.

 4. Một số loài đom đóm có khả năng đồng bộ ánh sáng. Ở một số vùng như Đông Nam Á hoặc vùng Appalachia (Mỹ), hàng ngàn con đom đóm có thể nhấp nháy cùng lúc trong một hiện tượng ngoạn mục và hiếm gặp. Ảnh: Pinterest.

4. Một số loài đom đóm có khả năng đồng bộ ánh sáng. Ở một số vùng như Đông Nam Á hoặc vùng Appalachia (Mỹ), hàng ngàn con đom đóm có thể nhấp nháy cùng lúc trong một hiện tượng ngoạn mục và hiếm gặp. Ảnh: Pinterest.

 5. Ấu trùng đom đóm cũng có khả năng phát sáng. Kể cả khi chưa trưởng thành, ấu trùng đom đóm cũng phát ra ánh sáng như một cách cảnh báo kẻ săn mồi rằng chúng có chứa chất độc. Ảnh: Pinterest.

5. Ấu trùng đom đóm cũng có khả năng phát sáng. Kể cả khi chưa trưởng thành, ấu trùng đom đóm cũng phát ra ánh sáng như một cách cảnh báo kẻ săn mồi rằng chúng có chứa chất độc. Ảnh: Pinterest.

 6. Cá thể cái ở một số loài không có cánh khi trưởng thành. Ở vài loài, đom đóm cái giữ lại hình dạng giống ấu trùng và không mọc cánh, nhưng vẫn có khả năng phát sáng để giao phối. Ảnh: Pinterest.

6. Cá thể cái ở một số loài không có cánh khi trưởng thành. Ở vài loài, đom đóm cái giữ lại hình dạng giống ấu trùng và không mọc cánh, nhưng vẫn có khả năng phát sáng để giao phối. Ảnh: Pinterest.

 7. Đom đóm là loài săn mồi từ giai đoạn ấu trùng. Chúng ăn sên, giun đất và côn trùng nhỏ bằng cách tiêm enzyme tiêu hóa vào con mồi trước khi hút chất lỏng tiêu hóa được. Ảnh: Pinterest.

7. Đom đóm là loài săn mồi từ giai đoạn ấu trùng. Chúng ăn sên, giun đất và côn trùng nhỏ bằng cách tiêm enzyme tiêu hóa vào con mồi trước khi hút chất lỏng tiêu hóa được. Ảnh: Pinterest.

 8. Môi trường sống ảnh hưởng lớn đến số lượng đom đóm. Ánh sáng nhân tạo, ô nhiễm môi trường và mất rừng đang đẩy nhiều loài đom đóm đến nguy cơ suy giảm nghiêm trọng. Ảnh: Pinterest.

8. Môi trường sống ảnh hưởng lớn đến số lượng đom đóm. Ánh sáng nhân tạo, ô nhiễm môi trường và mất rừng đang đẩy nhiều loài đom đóm đến nguy cơ suy giảm nghiêm trọng. Ảnh: Pinterest.

Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/su-that-thu-vi-ve-loai-con-trung-ky-dieu-nhat-viet-nam-post1554844.html
Zalo