Sự thật bất ngờ về cuộc sống của người La Mã cổ đại

Cách đây hàng ngàn năm, người La Mã cổ đại có những truyền thống, tập tục độc đáo, thú vị. Giới chuyên gia đã giải mã được một số sự thật bất ngờ về cuộc sống của họ.

Người La Mã cổ đại có nhiều truyền thống, tập tục độc đáo. Trong số này, một tập tục được thực hiện trong ngày cưới là chú rể sẽ bế cô dâu qua ngưỡng cửa. Nếu chú rể không làm như vậy thì sẽ không may mắn.

Người La Mã cổ đại có nhiều truyền thống, tập tục độc đáo. Trong số này, một tập tục được thực hiện trong ngày cưới là chú rể sẽ bế cô dâu qua ngưỡng cửa. Nếu chú rể không làm như vậy thì sẽ không may mắn.

Theo người La Mã thời cổ đại, truyền thống bế cô dâu vào nhà trong ngày cưới để tránh xảy ra việc cô gái sẽ vấp ngã khi lần đầu bước vào ngôi nhà mới của hai vợ chồng.

Theo người La Mã thời cổ đại, truyền thống bế cô dâu vào nhà trong ngày cưới để tránh xảy ra việc cô gái sẽ vấp ngã khi lần đầu bước vào ngôi nhà mới của hai vợ chồng.

Nếu cô dâu vấp ngã thì được cho là sẽ làm các linh hồn bảo vệ ngôi nhà nổi giận. Các vị thần đó được gọi là "penates". Khi các vị thần nổi cơn thịnh nộ thì những người sống trong căn nhà đó sẽ có thể gặp những chuyện xui xẻo.

Nếu cô dâu vấp ngã thì được cho là sẽ làm các linh hồn bảo vệ ngôi nhà nổi giận. Các vị thần đó được gọi là "penates". Khi các vị thần nổi cơn thịnh nộ thì những người sống trong căn nhà đó sẽ có thể gặp những chuyện xui xẻo.

Vào thời cổ đại, người La Mã có ranh rới chính thức cho các thành phố. Giữa các thành phố được ngăn cách với nhau bởi một dải đất gọi là "pomerium".

Vào thời cổ đại, người La Mã có ranh rới chính thức cho các thành phố. Giữa các thành phố được ngăn cách với nhau bởi một dải đất gọi là "pomerium".

Không ai được phép xây dựng bất cứ thứ gì trong khu vực đó. Khu vực ranh giới được đánh dấu bằng những viên đá thiêng gọi là "cippi ". Khi thành phố mở rộng diện tích, pomerium được nới rộng và các cippi mới được thêm vào để phân định ranh giới với thành phố khác.

Không ai được phép xây dựng bất cứ thứ gì trong khu vực đó. Khu vực ranh giới được đánh dấu bằng những viên đá thiêng gọi là "cippi ". Khi thành phố mở rộng diện tích, pomerium được nới rộng và các cippi mới được thêm vào để phân định ranh giới với thành phố khác.

Giống nhiều nền văn minh cổ đại, người La Mã tin vào việc tiên tri và coi các điềm báo là dấu hiệu của các sự kiện lớn có thể xảy ra trong tương lai.

Giống nhiều nền văn minh cổ đại, người La Mã tin vào việc tiên tri và coi các điềm báo là dấu hiệu của các sự kiện lớn có thể xảy ra trong tương lai.

Trong đó, một số nhà tiên tri đưa ra các dự đoán tương lai bằng cách nghiên cứu hành vi của các loài chim, bao gồm hướng bay, số lượng cá thể... Người La Mã cổ đại tin rằng, hành vi của các loài chim phản ánh thông điệp mà các vị thần muốn truyền đạt tới con người thông qua thế giới tự nhiên.

Trong đó, một số nhà tiên tri đưa ra các dự đoán tương lai bằng cách nghiên cứu hành vi của các loài chim, bao gồm hướng bay, số lượng cá thể... Người La Mã cổ đại tin rằng, hành vi của các loài chim phản ánh thông điệp mà các vị thần muốn truyền đạt tới con người thông qua thế giới tự nhiên.

Nhà sử học Hy Lạp và La Mã Plutarch sống vào thế kỷ 2 sau Công nguyên kể rằng, Romulus - người sáng lập Rome - và người anh em sinh đôi Remus đã giải quyết "bài toán khó" về chọn địa điểm xây thành phố bằng cách quan sát đàn chim bay.

Nhà sử học Hy Lạp và La Mã Plutarch sống vào thế kỷ 2 sau Công nguyên kể rằng, Romulus - người sáng lập Rome - và người anh em sinh đôi Remus đã giải quyết "bài toán khó" về chọn địa điểm xây thành phố bằng cách quan sát đàn chim bay.

Remus nhìn thấy 6 con kền kền trong khi Romulus nhìn thấy 12 con. Do đó, thành Rome được xây dựng ở nơi mà Romulus nhìn thấy vì cho rằng đó là sự chỉ dẫn của các vị thần.

Remus nhìn thấy 6 con kền kền trong khi Romulus nhìn thấy 12 con. Do đó, thành Rome được xây dựng ở nơi mà Romulus nhìn thấy vì cho rằng đó là sự chỉ dẫn của các vị thần.

Ngoài ra, một số ghi chép kể về việc các linh mục, thầy tế ở La Mã cổ đại nuôi một đàn gà linh thiêng. Họ sẽ quan sát những con gà ăn ngũ cốc để đưa ra dự đoán tương lai. Nếu những con gà ăn ngũ cốc một cách thoải mái thì sẽ là điềm báo tốt. Ngược lại, nếu chúng không ăn thì đó là điềm báo xấu, có thể xảy ra chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai... Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Ngoài ra, một số ghi chép kể về việc các linh mục, thầy tế ở La Mã cổ đại nuôi một đàn gà linh thiêng. Họ sẽ quan sát những con gà ăn ngũ cốc để đưa ra dự đoán tương lai. Nếu những con gà ăn ngũ cốc một cách thoải mái thì sẽ là điềm báo tốt. Ngược lại, nếu chúng không ăn thì đó là điềm báo xấu, có thể xảy ra chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai... Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Mời độc giả xem video: Đến thăm thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2.000 năm.

Tâm Anh (theo Livescience)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/su-that-bat-ngo-ve-cuoc-song-cua-nguoi-la-ma-co-dai-2054434.html
Zalo