Mới đây, Đồng Tháp đã công bố Đề án Bảo tồn và Phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032. Mục tiêu của đề án là phục hồi và phát triển sếu đầu đỏ bằng cách nuôi và thả lại tự nhiên. Trong 10 năm tới, dự kiến sẽ đưa về Tràm Chim 100 cá thể sếu từ Thái Lan. Đề án nhận được sự ủng hộ từ nhiều tổ chức quốc tế như WWF, Hội Sếu quốc tế, và các vườn thú. (Ảnh: Tiền phong)
Đồng Tháp đã ký biên bản ghi nhớ với đối tác Thái Lan để nhập sếu về Tràm Chim chăm sóc, khôi phục sinh thái và chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Họ cũng đầu tư chuồng trại và nhân sự để chăm sóc sếu.(Ảnh: Tiền phong)
Sếu đầu đỏ (hay còn gọi là chim hạc hoặc sếu cổ trụi) là loài chim quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN thế giới. Loài chim này có điểm nổi bật là phần đầu, cổ trụi lông, màu đỏ, vằn trên cánh và đuôi màu xám. (Ảnh: Đại biểu Nhân dân)
Cá thể sếu đầu đỏ trưởng thành cao 1,5 - 1,8m, sải cánh 2,2 - 2,5m, nặng khoảng 8 - 10 kg. Khi được 3 năm tuổi, chúng sẽ bắt cặp để sinh sản và nuôi con trong 1 năm trước khi đẻ lứa tiếp theo. (Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam)
Việt Nam là một trong số ít quốc gia ở khu vực Đông Nam Á có Sếu đầu đỏ về cư ngụ, chủ yếu tại Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, Đồng Tháp).( Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam)
Vào khoảng cuối năm đến những tháng đầu năm sau, Sếu đầu đỏ thường di cư tới Vườn quốc gia Tràm Chim. Vào năm 1988, hơn 1.000 cá thể Sếu đầu đỏ về Tràm Chim rồi sau đó giảm dần. Trong giai đoạn năm 2013 - 2020, trung bình 33 con/năm; năm năm 2021 chỉ có 3 con rồi vắng bóng trong năm 2022 và 2023. (Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam)
Hội Sếu quốc tế cho hay trên toàn thế giới có khoảng 15.000 - 20.000 CON Sếu đầu đỏ, trong đó 8.000 - 10.000 con phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Pakistan. (Ảnh: Tạp chí Môi trường)
Vườn quốc gia Tràm Chim là nơi kiếm ăn, sinh sống của hơn 230 loài chim, trong đó có 32 loài quý hiếm, có 16 loài nằm trong sách đỏ của IUCN, trong đó có sếu đầu đỏ. (Ảnh: Đồng Tháp Online)
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cá chỉ Việt Nam có, vào Sách đỏ vì săn bắt bất chấp.
Thiên Trang (Th)