Phường Sài Gòn: Điểm lõi của 'siêu đô thị' TPHCM

Kể từ 1-7-2025, phường Sài Gòn - phường trung tâm của TPHCM, chính thức đi vào hoạt động. Cái tên 'Sài Gòn' đã được định danh trở lại sau 50 năm, mang theo kỳ vọng về sự phát triển vươn mình của 'siêu đô thị' TPHCM.

Ngày 30-6, phường Sài Gòn chính thức lộ diện, đánh dấu bằng lễ công bố nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TPHCM. Đây từng là trụ sở của Đảng ủy - HĐND - UBND quận 1 cũ.

Ngày 30-6, phường Sài Gòn chính thức lộ diện, đánh dấu bằng lễ công bố nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TPHCM. Đây từng là trụ sở của Đảng ủy - HĐND - UBND quận 1 cũ.

Phường Sài Gòn với tổng diện tích khoảng 3,03 km2 và quy mô dân số 47.022 người, được xác lập ranh giới bao gồm khu phố 1 phường Nguyễn Thái Bình cũ, phần diện tích của phường Đa Kao (khu phố 5, 6, 8, phần diện tích còn lại khu phố 4 và khu phố 10) và toàn bộ diện tích phường Bến Nghé. Đây cũng là khu vực có giá trị bất động sản và thương mại cao nhất TPHCM hiện nay.

Khu vực này nằm ở trung tâm lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa của thành phố, nơi hội tụ nhiều công trình, di tích biểu tượng như 6 di tích kiến trúc nghệ thuật, 2 di tích lịch sử cấp quốc gia, 6 di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố, 1 di tích lịch sử cấp thành phố…Ngoài ra, phường Sài Gòn có hơn 3/4 chu vi tiếp giáp kênh, sông, có các trục đường phát triển thương mại dịch vụ quan trọng.

Theo UBND quận 1, “Sài Gòn” là tên gọi đã gắn liền với vùng đất này trước khi chính thức mang tên TPHCM sau năm 1975; là biểu tượng văn hóa - lịch sử lâu đời, gắn với ký ức và tâm thức của nhiều thế hệ cư dân đô thị; là tên gọi được sử dụng rộng rãi trong văn học, nghệ thuật, đời sống sinh hoạt thường ngày và có sức lan tỏa và dễ nhận diện ở trong nước lẫn quốc tế.

Với vị trí đắc địa, giá trị thương mại và sức hút đầu tư lớn, phường Sài Gòn được kỳ vọng sẽ tiếp tục giữ vững vai trò trung tâm kinh tế, tài chính và thương mại trong giai đoạn phát triển mới của TPHCM.

Dưới đây là hình ảnh một số công trình, di tích nổi bật thuộc ranh giới phường Sài Gòn mới.

Trụ sở HĐND - UBND TPHCM nằm trên đường Lê Thánh Tôn được xây dựng từ năm 1898 đến 1908, khánh thành năm 1909. Dưới thời Pháp thuộc, công trình này có tên là Hôtel de Ville, thường được người dân gọi là Dinh Xã Tây. Đến thời Việt Nam Cộng hòa, tòa nhà được gọi là Tòa Đô Chánh Sài Gòn. Sau năm 1975, nơi đây trở thành trụ sở của HĐND và UBND TPHCM.

Trụ sở HĐND - UBND TPHCM nằm trên đường Lê Thánh Tôn được xây dựng từ năm 1898 đến 1908, khánh thành năm 1909. Dưới thời Pháp thuộc, công trình này có tên là Hôtel de Ville, thường được người dân gọi là Dinh Xã Tây. Đến thời Việt Nam Cộng hòa, tòa nhà được gọi là Tòa Đô Chánh Sài Gòn. Sau năm 1975, nơi đây trở thành trụ sở của HĐND và UBND TPHCM.

Dinh Độc Lập là công trình kiến trúc đặc sắc, di tích lịch sử đặc biệt - nơi lưu giữ dấu ấn về ngày chiến thắng, kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dinh Độc Lập là công trình kiến trúc đặc sắc, di tích lịch sử đặc biệt - nơi lưu giữ dấu ấn về ngày chiến thắng, kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhà thờ Đức Bà đã trải qua hàng trăm năm tuổi nhưng vẫn giữ nguyên nét kiến trúc Romanesque pha Gothic. Nhà thờ hiện đang được trùng tu và đã trở thành biểu tượng khi nhắc đến TPHCM.

Nhà thờ Đức Bà đã trải qua hàng trăm năm tuổi nhưng vẫn giữ nguyên nét kiến trúc Romanesque pha Gothic. Nhà thờ hiện đang được trùng tu và đã trở thành biểu tượng khi nhắc đến TPHCM.

Ngoài chức năng là nơi để giao dịch viễn thông, thư tín, Bưu điện Thành phố còn là một điểm đến du lịch đã trải qua hơn một thế kỉ xây dựng, gần như giữ nguyên hiện trạng tạo nên sức hấp dẫn cho du khách.

Ngoài chức năng là nơi để giao dịch viễn thông, thư tín, Bưu điện Thành phố còn là một điểm đến du lịch đã trải qua hơn một thế kỉ xây dựng, gần như giữ nguyên hiện trạng tạo nên sức hấp dẫn cho du khách.

Nhà hát Thành phố nằm trên đường Đồng Khởi được khởi công vào năm 1898 và khánh thành ngày 1-1-1900, đến nay Nhà hát Thành phố đã 125 năm tuổi. Công trình được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 2012, là địa điểm thường xuyên tổ chức nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật, đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức các sự kiện lớn của thành phố. Đây cũng là một trong những điểm tham quan thu hút khách du lịch khi đến TPHCM.

Nhà hát Thành phố nằm trên đường Đồng Khởi được khởi công vào năm 1898 và khánh thành ngày 1-1-1900, đến nay Nhà hát Thành phố đã 125 năm tuổi. Công trình được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 2012, là địa điểm thường xuyên tổ chức nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật, đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức các sự kiện lớn của thành phố. Đây cũng là một trong những điểm tham quan thu hút khách du lịch khi đến TPHCM.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn là một trong những điểm du lịch nổi tiếng và thu hút du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến TPHCM.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn là một trong những điểm du lịch nổi tiếng và thu hút du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến TPHCM.

Được xây dựng từ hơn nửa thế kỷ trước, khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo nằm ở khu vực công viên Mê Linh là địa điểm quen thuộc của người dân thành phố.

Được xây dựng từ hơn nửa thế kỷ trước, khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo nằm ở khu vực công viên Mê Linh là địa điểm quen thuộc của người dân thành phố.

Bên cạnh các công trình kiến trúc, phường Sài Gòn còn tập trung nhiều tuyến đường có giá trị thương mại hàng đầu như Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Lê Duẩn, Hàm Nghi...

Bên cạnh các công trình kiến trúc, phường Sài Gòn còn tập trung nhiều tuyến đường có giá trị thương mại hàng đầu như Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Lê Duẩn, Hàm Nghi...

Cầu Ba Son (cầu Thủ Thiêm 2) đóng vai trò kết nối giao thông giữa trung tâm phường Sài Gòn và khu đô thị mới Thủ Thiêm, được xem là một trong những công trình biểu tượng hiện đại của TPHCM.

Cầu Ba Son (cầu Thủ Thiêm 2) đóng vai trò kết nối giao thông giữa trung tâm phường Sài Gòn và khu đô thị mới Thủ Thiêm, được xem là một trong những công trình biểu tượng hiện đại của TPHCM.

Nhắc đến công trình hiện đại, phường Sài Gòn còn có tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đi qua, không chỉ góp phần rút ngắn thời gian di chuyển, mà còn tạo động lực phát triển thương mại, dịch vụ và bất động sản tại khu vực này.

Nhắc đến công trình hiện đại, phường Sài Gòn còn có tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đi qua, không chỉ góp phần rút ngắn thời gian di chuyển, mà còn tạo động lực phát triển thương mại, dịch vụ và bất động sản tại khu vực này.

Minh Anh - Lê Vũ

Nguồn Saigon Times: https://thesaigontimes.vn/phuong-sai-gon-diem-loi-cua-sieu-do-thi-tphcm/
Zalo