Phòng, chống bạo lực gia đình
Sở Y tế Lâm Đồng đã chủ động phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, đơn vị, đoàn thể nhằm triển khai hiệu quả Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Phụ nữ Lạc Dương tiếp cận dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ miễn phí
Trong năm 2024 và 6 tháng đầu năm 2025, Sở Y tế đã thực hiện hỗ trợ chăm sóc y tế, khám sàng lọc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh đối với 1 trường hợp trẻ em (em gái gần 3 tháng tuổi bị bạo hành năm 2023 do bố mẹ dương tính với chất ma túy). Sở Y tế đã chủ trì, tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tại 10 cơ sở tôn giáo và 10 cơ sở trợ giúp xã hội có giấy phép nhằm phòng ngừa trẻ em bị bạo lực, xâm hại tại các cơ sở trợ giúp xã hội, các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh nhận nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng là trẻ em.
Hàng năm, Sở Y tế chủ động tham mưu, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc chăm sóc y tế, tư vấn sức khỏe cho nạn nhân bị bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh. Lồng ghép trong công tác khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong toàn tỉnh tuyên truyền, tổ chức tư vấn nhằm phổ biến kiến thức về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân cận huyết thống và tảo hôn tại các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, phòng, chống tệ nạn xã hội, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm…
Tập huấn nâng cao năng lực cho 319 người là công chức cấp xã và cán bộ tại các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh về nội dung phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, chăm sóc người cao tuổi. Tập huấn nâng cao năng lực về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội cho 871 lượt cán bộ cấp xã và thành viên Đội công tác xã hội tình nguyện, công chức cấp xã làm công tác dân tộc và bí thư, trưởng thôn, người làm công tác đoàn thể ở thôn, người có uy tín tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh...
Ngoài ra, cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tại thôn, tổ, dân phố, hằng năm thường xuyên truyền thông về Chương trình dân số; tình hình, nguyên nhân, hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh; các hành vi vi phạm pháp luật về lựa chọn giới tính thai nhi, phòng, chống bạo lực gia đình...
Theo nhận định của Sở Y tế Lâm Đồng: Việc tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng ngừa bạo lực gia đình đạt được nhiều kết quả ghi nhận, một số nạn nhân bị bạo lực gia đình được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế như khám sàng lọc và chuyển gửi an toàn. Công tác truyền thông được các địa phương thực hiện với nhiều nội dung, phong phú giúp người dân nắm được các chính sách hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình góp phần trong việc triển khai thực hiện lồng ghép vào các hoạt động của phong trào “Gia đình văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tại các địa phương còn chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Người bị bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ và đa số còn tự ti, xấu hổ, chưa chia sẻ, báo vụ việc với chính quyền địa phương nên khó tiếp cận, hỗ trợ và giải quyết theo quy định...
Sở Y tế đề nghị Bộ Y tế bổ sung quy định về chuẩn hóa, quy trình khám, chữa bệnh cho nạn nhân bị bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Cấp kinh phí hằng năm để các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai mô hình phòng khám chuyên biệt đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình; tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn hỗ trợ tâm lý cho các nạn nhân bị bạo lực gia đình.