Ồn ào 'lương 20 triệu' giữa Gen Z và thế hệ trước: Người trẻ đang theo đuổi điều gì?

Chỉ một dòng trạng thái trên mạng xã hội cũng đủ khiến hai thế hệ 'chạm tự ái' vì câu chuyện lương tháng 20 triệu. Nhưng phía sau con số đó, có lẽ điều đáng nói hơn là những giá trị mà người trẻ đang theo đuổi.

Những con số biết "châm dầu vào lửa"

"Thế hệ cũ nghĩ lương 20 triệu là cao, nhưng họ không biết là đã đạt con số đấy từ rất lâu rồi, đừng lấy quan điểm xưa áp lên bây giờ" - dòng trạng thái tưởng như vô tình nhưng lại khơi dậy một làn sóng tranh luận trên Threads.

Một bên ủng hộ, cho rằng đó là minh chứng cho sự năng động và tự tin của Gen Z. Bên còn lại thấy có gì đó "khó ở" khi so sánh quá khứ - hiện tại chỉ bằng một con số.

Nhiều bạn trẻ đồng tình rằng, 20 triệu đồng là hoàn toàn có thể đạt được nếu biết nắm bắt cơ hội, làm việc hiệu quả, có kỹ năng và một chút may mắn. Nhưng đồng thời, không ít người lên tiếng: "20 triệu là mức lương mà một người phải lập kế hoạch dài hạn mới có được".

Một bình luận được trích dẫn nhiều nhất: "Người trả lương cho các bạn Gen Z cũng có cả 'thế hệ cũ' được nhắc đến đấy" - như một lời nhắc rằng: Khoảng cách thế hệ không nên là lý do để phủ nhận lẫn nhau.

Mỗi người có một "đường" lương riêng

Chị Christine, một chuyên viên về lương thưởng (C&B), thẳng thắn: "Một mức lương không thể tách khỏi bối cảnh. Kinh nghiệm, vị trí, quy mô công ty, kỹ năng deal đầu vào đều tác động đến thu nhập, không phải cứ Gen Z là mặc định lương cao".

Thực tế, không ít trẻ "deal" được mức lương vượt khung vì họ có "profile đủ wow", thương hiệu cá nhân rõ, thành tựu cụ thể. Đó là thành quả của sự đầu tư bài bản, không đến từ may mắn hay tuổi trẻ.

 Nhiều người vẫn đang trong hành trình tìm "ánh sáng" của mình tại các trung tâm giới thiệu việc làm. - Ảnh: Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM.

Nhiều người vẫn đang trong hành trình tìm "ánh sáng" của mình tại các trung tâm giới thiệu việc làm. - Ảnh: Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM.

Câu chuyện của - một em học sinh sinh năm 2012 được bổ nhiệm vị trí Giám đốc Phát triển (CGO) tại một công ty công nghệ từng gây chú ý trên truyền thông. Dù hiếm, nhưng trường hợp này cho thấy tuổi tác không còn là rào cản cố định trong môi trường làm việc hiện đại. Tuy nhiên, để đảm nhiệm vai trò đó, yếu tố then chốt vẫn là khả năng thực thi, hiểu biết chuyên môn và sự tin tưởng từ tổ chức.

 Cậu bé Nam Long với câu chuyện "tài không đợi tuổi". - Ảnh: FB phụ huynh nhân vật.

Cậu bé Nam Long với câu chuyện "tài không đợi tuổi". - Ảnh: FB phụ huynh nhân vật.

Bên cạnh đó, cần nhìn nhận rằng mức thu nhập cao chưa chắc phản ánh toàn bộ chất lượng sống hay mức độ thành công. Với người này, 20 triệu đồng có thể là bước khởi đầu. Với người khác, đó là mục tiêu dài hạn không dễ đạt được trong ngày một ngày hai. Khoảng cách về thu nhập nên được nhìn nhận như một phần của hành trình nghề nghiệp - nơi mỗi cá nhân có xuất phát điểm và con đường riêng.

Đáng chú ý, dòng trạng thái gây tranh cãi được "chủ thớt" xác nhận chỉ là câu hook bằng AI để "test nền tảng". Tuy nhiên, phản ứng của cộng đồng mạng sau đó cho thấy câu chuyện về thu nhập vẫn là chủ đề nhạy cảm, dễ khơi gợi so sánh, đặc biệt trong bối cảnh tốc độ thay đổi nghề nghiệp, môi trường làm việc và kỳ vọng sống ngày càng cao.

Trong hiện nay, việc xây dựng năng lực chuyên môn, khả năng thích nghi và thương hiệu cá nhân mới là yếu tố quyết định mức thu nhập. Và hơn hết, thay vì hỏi "lương người khác bao nhiêu", có lẽ nên hỏi: "Làm thế nào để bản thân mình xứng đáng với con số mình mong muốn".

Nguồn HHT: https://hoahoctro.tienphong.vn/on-ao-luong-20-trieu-giua-gen-z-va-the-he-truoc-nguoi-tre-dang-theo-duoi-dieu-gi-post1762219.tpo
Zalo