Nóng tình trạng trẻ em bị đuối nước, xâm hại

Trong phiên chất vấn sáng 4-7 của kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh khóa X, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phùng Hiệp Quốc đã trả lời các nội dung chất vấn về tình trạng trẻ em đuối nước, trẻ em bị xâm hại thời gian qua còn xảy ra nhiều, diễn biến phức tạp và giải pháp của ngành để đảm bảo công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, năm 2023 và 6 tháng năm 2024, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành 152 văn bản,tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành 34 văn bản để tập trung lãnh đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh. Qua đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đại đa số trẻ em trên địa bàn tỉnh được gia đình và xã hội quan tâm chăm sóc trên mọi lĩnh vực như dinh dưỡng, y tế, giáo dục và thụ hưởng tiến bộ của xã hội. Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn xảy ra những trường hợp đáng tiếc như tình trạng trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại, trẻ em bị tai nạn đuối nước có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.

Ông Phùng Hiệp Quốc, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời chất vấn tại kỳ họp

Ông Phùng Hiệp Quốc, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời chất vấn tại kỳ họp

Từ năm 2023 đến nay có 32 trẻ em bị đuối nước. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị tai nạn đuối nước, nhưng tập trung cơ bản vào những nguyên nhân sau: Trẻ thiếu sự giám sát của người lớn, hạn chế về kiến thức an toàn trong môi trường nướcvà chưa ý thức được nguy hiểm. Kỹ năng bơi lội yếu hoặc không biết bơi. Cùng với đó là môi trường sống có nhiều ao, hồ, sông, suối tiềm ẩn nguy hiểm, không có rào chắn, biển cảnh báo nguy hiểm. Các khu vui chơi an toàn cho trẻ em còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ, dẫn đến trẻ em phải chơi ở những khu vực sông, suối nơi mất an toàn, tiềm ẩn nguy cơ cao. Trong khi đó, công tác tuyên truyền phòng chống đuối nước chưa được quan tâm đúng mức, tính liên tục, hiệu quả chưa cao ở một số địa phương, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu, vùng xa.

Từ năm 2023 đến nay có 94 trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trong nhiều hình thức xâm hại thì hình thức xâm hại chủ yếu là xâm hại tình dục trẻ em chiếm 75%. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chính gia đình hoặc cộng đồng xã hội trong việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các em. Đối với bản thân trẻ, sự hạn chế trong nhận thức về các hình thức xâm hại tình dục, sự tò mò khám phá về giới tính, yêu sớm, thiếu kỹ năng phòng ngừa và tố giác người xâm hại. Đặc biệt sự phát triển và sử dụng phổ biến mạng xã hội của trẻ em có tác động tiêu cực, lệch lạc đến nhận thức của trẻ em hiện nay...

Đại biểu chất vấn tại kỳ họp

Đại biểu chất vấn tại kỳ họp

Giải pháp đối với vấn đề này đó là ngành sẽ tăng cường tổ chức các hoạt động tập huấn về phòng chống xâm hại trẻ em cho cán bộ, giáo viên, nhân viên y tế, công an,... Có hình thức định hướng sử dụng mạng xã hội để không phát tán thông tin. Tuyên truyền về phòng chống xâm hại trẻ em trên các trang mạng xã hội,... Chú trọng công tác bảo vệ trẻ em ngay trong gia đình (cha mẹ cần quan tâm, giáo dục con về cách bảo vệ bản thân khỏi hành vi xâm hại, dạy trẻ biết cách tin tưởng và chia sẻ với người lớn khi gặp nguy hiểm). Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng như lao động, thương binh và xã hội, công an, y tế, giáo dục và các tổ chức xã hội để đảm bảo an toàn cho trẻ. Tăng cường giám sát, kiểm tranâng cao năng lực và tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năngtrong việc điều tra xử lý các vụ xâm hại trẻ em; đưa ra xét xử nghiêm khắc các trườnghợp xâm hại trẻ em để răn đe...

Các đại biểu theo dõi nội dung trả lời chất vấn

Các đại biểu theo dõi nội dung trả lời chất vấn

Việc phòng, chống trẻ em bị đuối nước và xâm hại trẻ em là trách nhiệm của các ngành, các cấp, của gia đình, nhàtrường và toàn xã hội. Vì vậy, chính quyền các cấp tổ chức các chương trình tuyên truyền, giáo dục an toàn cho trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng; phát hành các tài liệu tuyên truyền về an toàn cho trẻ em; tổ chức các hội thảo, tập huấn về an toàn cho trẻ em; trang bị hồ bơi cho trẻ. Xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ em. Thường xuyên có người lớn giám sát không để trẻ em một mình khi sinh hoạt, vui chơi. Giáo dục trẻ nhận biết các nguy hiểm tiềm ẩn và kỹ năng xử lý tình huống khi vui chơi giải trí, cho trẻ tập bơi ngay từ nhỏ. Đối với nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn cho học sinh, trong đó đảm bảo 100% các em biết và thực hành kỹ năng bơi. Đối với cộng đồng, xây dựng các đội ngũ cứu hộ và sơ cấp cứu tại các khu vực bơi lội công cộng. Tại cấp huyện, 100% ao, hồ, sông, suối có nguy cơ đuối nước và tai nạn thương tích trẻ em có lắp đặt cảnh báo…

Đặc thù của tỉnh nhiều sông, suối, ao, hồ, địa bàn rộng nên khó khăn trong công tác dạy bơi. Vừa qua, tỉnh đã giao Sở Giáo dục và Đào tạo thống kê tình trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác phòng, chống đuối nước trong nhà nước. Qua đó chỉ có 47 bể bơi di động và cố định trong số hơn 300 trường học trên địa bàn tỉnh, gần 70% giáo viên dạy giáo dục thể chất trong trường có thể dạy bơi nhưng thiếu cơ sở vật chất dạy bơi. Hiện nay, tỷ lệ học sinh biết bơi trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 10%. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có đề án dạy bơi an toàn cho học sinh, dự kiến cuối tháng 10-2024 sẽ trình Chính phủ. Đây là căn cứ quan trọng để UBND tỉnh có chỉ đạo thực hiện đề án dạy bơi cho học sinh. Qua đó sẽ tính toán nguồn lực từ ngân sách và nguồn xã hội hóa cũng như việc vận hành dạy bơi hiệu quả, an toàn. UBND tỉnh sẽ có giải pháp phù hợp để giảm thiểu tình trạng đuối nước đối với trẻ em trên địa bàn tỉnh.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh thông tin thêm tại phiên chất vấn

Kết luận phiên chất vấn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng đánh giá: Qua kết quả chất vấn và trả lời chất vấn cho thấy các đại biểu đặt nhiều câu hỏi chất vấn sát với nội dung và tình hình thực tế, nêu nhiều khó khăn, vướng mắc với mục đích làm rõ trách nhiệm và cần được lãnh đạo các ngành quan tâm giải quyết trong thời gian tới. Đối với các ngành được chất vấn cũng đã thể hiện tinh thần thẳng thắn, xây dựng, trả lời khá đầy đủ, rõ ràng nội dung chất vấn của đại biểu. Phần lớn những nội dung chất vấn đã được làm rõ hoặc đề ra giải pháp thực hiện trong thời gian tới để nhiệm vụ được giao đạt kết quả tốt hơn.

Ngọc Bích - Quốc Việt

Nguồn Bình Phước: https://baobinhphuoc.com.vn/news/32/159646/nong-tinh-trang-tre-em-bi-duoi-nuoc-xam-hai
Zalo