Những câu hỏi khó về đạo đức Phật giáo và chiến tranh Nga - Ukraine

'Các vấn đề bất đồng được giải quyết tốt nhất thông qua đối thoại. Hòa bình thực sự chỉ đến từ sự hiểu biết lẫn nhau và tôn trọng hạnh phúc của nhau'

Tác giả: Bhikkhu Bodhi
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: https://www.lionsroar.com

Phật giáo lý giải chiến tranh như thế nào? Về bản chất, giáo lý đạo Phật rất đơn giản. Theo Hòa thượng Bhikkhu Bodhi người Mỹ, Chủ Tịch sáng lập Quỹ Phật giáo Cứu trợ toàn cầu, nếu chúng ta thấy mình ủng hộ những người đang chiến đấu chống lại Ukraine, thì chúng ta phải đặt ra một số câu chất vấn khó - và có thể chấp nhận một số sự thật khá khó chịu.

Lần lượt là hết ngày này qua ngày khác, chúng ta nhìn thấy những hình ảnh kinh hoàng liên tục xuất hiện trên màn hình TV và máy tính, chứng kiến những cảnh tàn bạo bởi chiến tranh giữa Nga và Ukraine.

Đối với chúng tôi là những người học phật pháp, là đệ tử của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, quyết định này, về mặt đạo đức đã đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Mặc dù chúng tôi không phải thay mặt cho người dân Ukraine tham gia chiến đấu, nhưng chúng tôi phải đối mặt với vấn đề đánh giá đạo đức, đặc biệt là theo góc nhìn từ triết lý từ bi của đạo Phật.

Đối với chúng tôi là công dân Mỹ, phải quyết định xem chúng tôi ủng hộ về mặt đạo đức, nhân văn cho chính sách của Hoa Kỳ khi đã cung cấp viện trợ nhân đạo giúp đỡ Ukraine - bao gồm cả viện trợ quân sự - để giúp họ ngăn chặn cuộc tấn công hay không?

Rõ ràng đạo đức Phật giáo kêu gọi bất bạo động và giải quyết xung đột, thông qua đối thoại hòa bình. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói trong một tuyên bố ngay sau khi Nga tiến hành tấn công Ukraina: “Các vấn đề bất đồng được giải quyết tốt nhất thông qua đối thoại. Hòa bình thực sự đến từ sự hiểu biết lẫn nhau và tôn trọng hạnh phúc của nhau”. Khi chúng ta an tọa trên bảo tòa Kim Cương tuyên dương Diệu pháp Như Lai, nhiệm vụ của chúng ta là nhấn mạnh việc chấm dứt bạo lực, kêu gọi một giải pháp hòa bình, được đàm phán bởi cả hai bên xung đột trong sự tin tưởng và thiện chí.

Nhưng chúng ta có nên lập trường như thế nào khi kẻ xâm lược không quan tâm đến việc đối thoại trung thực, họ không muốn hiểu và tôn trọng đối thủ, không thực sự cởi mở với sự hòa giải của cộng đồng quốc tế? Một lập trường đạo đức, đòi hỏi cam kết kiên định với bất bạo động, ngay cả khi điều đó có nghĩa là quốc gia bị tấn công sẽ mất lãnh thổ và toàn dân nước này rơi vào tay kẻ thù tàn bạo? Kháng cự bất bạo động có phải là bắt buộc khi tội ác chiến tranh được thực hiện công khai và thanh trừng sắc tộc, thậm chí diệt chủng có thể xảy ra không?

Tôi không dễ dàng cho những câu trả lời bởi những câu chất vấn này, nhưng để giải quyết tình thế tiến thoái lưỡng nan về mặt đạo đức, tôi tin rằng chúng ta cần cân bằng giữa chủ nghĩa duy tâm đạo đức với chủ nghĩa thực dụng, lối hành xử dựa trên tình hình thực tế được biết đến, do đó hành động thiết thực được đặt trên lý lẽ có tính lý thuyết.

Theo truyền thống Phật giáo, tôi đồng tình với Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng, chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy hòa bình, hoặc ít nhất là chấm dứt bạo lực ở mọi phía.

Chắc chắn chiến tranh là địa ngục, giết chóc luôn là điều xấu ác, và thật là một trò hề đạo đức nữa, khi chúng ta phung phí tiền bạc vào vũ khí, thứ có thể được sử dụng tốt nhất hơn nhiều cho những mục đích xây dựng hơn. Nhưng đồng thời, theo tôi thì, chúng ta không thể mong đợi nạn nhân hạ vũ khí trước sự xâm lược trắng trợn. Một cách tiếp cận hoàn toàn bất bạo động, có thể hiệu quả khi người ta phải đối mặt với một kẻ thù dễ bị lương tâm kêu gọi. Nhưng đối với một đối thủ ném bom vào các bệnh viện phụ sản, san phẳng các khu dân cư và thảm sát thường dân vô tội - và sau đó trắng trợn nói dối về điều đó - tôi e rằng cách tiếp cận này có rất ít cơ hội thành công.

Quan điểm mà tôi đề xuất là ủng hộ người dân Ukraine trong cuộc Chiến tranh giành độc lập tự do, trong khi vẫn tiếp tục kêu gọi chấm dứt thù địch một cách hòa bình, một cách phù hợp nhất với triết lý đạo Phật. Để đáp lại, theo tôi thì nên bảo tồn tinh thần đạo đức Phật giáo trong khi vẫn hoàn thành mục đích thực dụng trong hoàn cảnh thực tế. Tất nhiên, khi tiến hành chiến dịch kháng chiến vũ trang, người dân Ukraine phải tuân thủ các giao thức quốc tế và không được tấn công quân nhân Nga.

Một lập trường đạo đức có đòi hỏi cam kết kiên định với tinh thần từ bi bất bạo động hay không, ngay cả khi điều này có nghĩa là quốc gia bị tấn công sẽ mất lãnh thổ và người dân sẽ rơi vào tay kẻ thù tàn bạo? Phản kháng bất bạo động có phải là bắt buộc khi tội ác chiến tranh được thực hiện một cách công khai hay không?

Phải nói thẳng ra rằng, các bài kinh Phật giáo Nguyên thủy, không thừa nhận bất kỳ sự biện minh đạo đức nào cho chiến tranh. Những bài kinh này cho thấy đức Phật đã tuyên thuyết về một đạo đức không gây tác hại, bác bỏ mọi hình thức bạo lực, gây hấn chiến tranh, từ biểu hiện tập thể trong xung đột vũ trang đến những xung đột tinh tế trong tâm trí. Do đó, nếu chúng ta coi các bài kinh Phật là những chuẩn mực đạo đức tuyệt đối, chúng ta sẽ phải kết luận rằng chiến tranh không bao giờ có thể được biện minh về mặt đạo đức, ngay cả bảo vệ Tổ quốc của mình.

Các bài kinh Phật giáo chẳng phải là không biết về sự xung đột tiềm tàng giữa nhu cầu ngăn chặn sự chiến thắng của những tà ác và nghĩa vụ tuân thủ bất bạo động. Tuy nhiên, giải pháp mà họ đề xuất luôn ủng hộ tinh thần từ bi bất bạo động, ngay cả khi đối mặt với những tà ác.

Ví dụ, chuyện kể về vua Đại Giới Đức (Tiền Thân Mahàsìlavà) quyết tâm không bao giờ để xảy ra gây hấn chiến tranh giết chóc đổ máu, mặc dù điều này đòi hỏi bản thân phải đầu hàng và vương quốc của mình cho kẻ thù. Nhờ uy lực của từ bi tâm, vị anh minh Hoàng đế này được phóng thích tự do, biến kẻ thù bắt giam giữ mình trở thành bạn hiền và giành lại Tổ quốc giang sơn hùng vĩ của mình.

Tuy nhiên, trong thế giới thực những kết quả tốt đẹp như thế là không thể xảy ra. Hiệu quả chuyển hóa của từ bi tâm, có thể tạo ra điều kỳ diệu trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, nhưng các nguyên thủ quốc gia khó có thể chấp nhận việc ứng dụng thực tiễn thiền quán từ bi, như phương tiện để ngăn chặn những kẻ xâm lược muốn bành trướng, cướp nước hoặc thống trị toàn cầu.

Trong khi tinh thần từ bi bất bạo động tuyệt đối rất có giá trị hợp lệ, đều cho là đúng - rõ ràng bắt buộc khi không có hoàn cảnh trái ngược nào - các tình huống trên thế giới thường liên quan đến các lớp phức tạp với các tuyên bố thi đua hướng tích cực về đạo đức nhân văn. Nhiệm vụ của phản ánh đạo đức là giúp chúng ta đàm phán giữa các tuyên bố này trong khi kiềm chế xu hướng hành động vì lợi ích cá nhân.

Các nhà lãnh đạo chính phủ có được tính hợp pháp một phần từ khả năng bảo hộ công dân của họ thoát khỏi những kẻ xâm lược tàn nhẫn. Cộng đồng toàn cầu cũng như thế, thông qua các tổ chức quốc tế như Công ước và sự hòa giải, tìm cách duy trì tương đối hình thái hòa bình - mặc dù không hoàn hảo - khỏi những kẻ sử dụng vũ lực nhằm thỏa mãn ham muốn quyền lực áp đặt một chương trình nghị sự mang tính ý thức hệ. Khi một quốc gia vi phạm các quy tắc chung sống hòa bình, nghĩa vụ kiềm chế xâm lược có thể lấn át nghĩa vụ tránh bạo lực. Hiến chương Liên Hợp Quốc là hiến pháp của Liên Hợp Quốc, được ký kết trong Hội nghị Liên Hợp Quốc về Tổ chức Quốc tế (United Nations Conference on International Organization) tại San Francisco, California, Hoa Kỳ ngày 26 tháng 6 năm1945, coi vũ lực là lựa chọn cuối cùng nhưng dung túng cho việc sử dụng vũ lực khi giải pháp thay thế, cho phép kẻ vi phạm tiếp tục không kiểm soát, sẽ gây ra hậu quả thảm khốc hơn.

Những căng thẳng về mặt đạo đức, trong những tình huống mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống thực, có lẽ nên cảnh báo chúng ta không nên diễn giải các quy định đạo đức của Phật giáo như những điều tuyệt đối không đủ điều kiện.

Các bài kinh Phật giáo Nguyên thủy không bao giờ thừa nhận những hoàn cảnh có thể làm giảm tính phổ quát của giới luật cơ bản. Để giải quyết sự bất hòa giữa chủ nghĩa duy tâm đạo đức bởi các bài kinh Phật và những đòi hỏi ứng dụng thực tiễn giáo lý đạo Phật trong cuộc sống hàng ngày, tôi sẽ đưa ra hai khuôn khổ để định hình các quyết định đạo đức. Tôi sẽ gọi là khuôn khổ giải phóng, còn lại là khuôn khổ thực tế bởi Mối quan hệ nghiệp quả (Karmic).

Cuộc xung đột ở Ukraine đã và đang tác động lớn đến nhiều lĩnh vực của thế giới. Nguồn ảnh: AFP (ảnh minh họa)

Cuộc xung đột ở Ukraine đã và đang tác động lớn đến nhiều lĩnh vực của thế giới. Nguồn ảnh: AFP (ảnh minh họa)

Khuôn khổ giải thoát áp dụng cho những ai dũng mãnh tìm cách chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống, thông qua ứng dụng thực tiễn triết lý đạo Phật trong đời sống thường nhật. Trong khuôn khổ này - tiến hành thông qua quá trình tu luyện ba phương diện bởi hành vi đạo đức, thiền định và trí tuệ - việc kiềm chế không cố ý gây thiệt hại cho chúng sinh (đặc biệt là con người) là một nghĩa vụ nghiêm ngặt không thể để tam nghiệp ý nghĩ, lời nói và hành động tiêu cực, tạo ác nghiệp. Theo cam kết này người ta phải áp dụng một chế độ nghiêm ngặt về không gây thiệt hại. Trong một cuộc đấu tranh cá nhân đến chết, người ta phải chọn cái chết thay vì giết người. Nếu phải chịu sự cưỡng bức, người ta phải trở thành người phản kháng vì lương tâm hoặc nếu cần thiết, phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Khuôn khổ thực tế bởi Mối quan hệ nghiệp quả (Karmic) đóng vai trò như một ma trận của sự phản ánh đạo đức và hành động có lương tâm cho những ai cam kết với các giá trị đạo đức Phật giáo, nhưng tìm cách tiến tới sự chứng ngộ cuối cùng theo trình tự tu hành, qua một loạt các kiếp sống, thay vì trực tiếp. Trọng tâm của nó là vun bồi những phẩm chất lành mạnh để thúc đẩy sự tiến bộ của mỗi người trong chu kỳ tái sinh, trong khi cho phép mỗi người hoàn thành thiên chức thế gian và bản thân có trách nhiệm với xã hội.

Trong khuôn khổ này, các giới luật được xây dựng có giá trị như chữa lành chứ không phải giá trị tuyệt đối. Người áp dụng khuôn khổ này sẽ kết luận rằng một số tình huống mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, đòi hỏi phản ứng khác với ý nghĩa của quy tắc đạo đức Phật giáo, nhưng vẫn tuân theo tinh thần của chúng. Cá nhân mỗi người thực hành như thế, trong khi vẫn coi trọng các chuẩn mực đạo đức được đưa vào các giới luật, sẽ ưu tiên cho ý định của chúng hơn là công thức bằng lời nói của chúng.

Để thực hiện cách tiếp cận này, cần phải nhấn mạnh rằng, không phải là một thủ đoạn bằng lời nói phản bội sự chính trực về mặt đạo đức. Bài kiểm tra sự chính trực ở đây không phải là sự tuân thủ tuyệt đối các quy tắc chính thức mà là sự từ chối người hành động ích kỷ hẹp hòi vì lợi ích cá nhân. Người hành động cố gắng giải quyết tình huống tiến thoái lưỡng nan về mặt đạo đức như thế sẽ nhận ra rằng phẩm chất đạo đức của một hành động không chỉ được xác định bởi sự tuân thủ các quy tắc chính thức mà còn bởi ý định hoặc động cơ ẩn sau hành động ấy. Khi động cơ là để bảo vệ sự sống hoặc ngăn chặn tác hại thảm khốc, người thực hành sẽ sẵn sàng đặt lợi ích lớn hơn này lên trên việc tuân thủ nghiêm ngặt từng câu từng chữ của Giới luật Phật giáo không dành riêng cho đối tượng nào.

Theo tôi, trong thời chinh chiến, thậm chí khuôn khổ thực tế bởi Mối quan hệ nghiệp quả (Karmic) có thể biện minh cho việc nhập ngũ và phục vụ như một chiến binh, với lý do nhu cầu chiến đấu là cấp thiết phải vô hiệu hóa kẻ xâm lược và bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, các quyền và lợi ích của quốc gia dân tộc của mình. Bất cứ hành vi giết hại nào mà sự lựa chọn như thế có thể đòi hỏi, chắc chắn sẽ vi phạm giới “Thứ nhất: Bảo vệ sự sống”, không giết hại, không để kẻ khác giết hại và không tán thành bất cứ một hành động giết hại nào trên thế giới, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hằng ngày, và ở mức độ đó là đáng tiếc. Những hành vi xấu ác như thế cũng có thể bản thân tiêu cực, tạo ác nghiệp mang lại những kết quả bất xứng ý.

Nhưng sự hiểu biết về mặt tâm lý của đức Phật, thuyết minh về nghiệp chướng của động cơ như một ý định được tô đậm nét bởi phẩm chất đạo đức thanh cao, có thể như một yếu tố giảm nhẹ.

Vì mục đích của một quốc gia khi sử dụng vũ khí có thể rất khác nhau - giống như động cơ của mỗi người khi tham gia chiến tranh - điều này mở ra một loạt các đánh giá về phương diện đạo đức. Khi động cơ để mở rộng lãnh thổ, của cải vật chất hoặc vinh quang quốc gia, vẻ vang dân tộc, thì việc sử dụng chiến tranh sẽ phải chịu lên án về mặt đạo đức.

Khi động cơ thực sự vì tự vệ quốc phòng, để ngăn chặn việc tàn sát những người vô tội, thì đánh giá về mặt đạo đức sẽ phải phản ánh những hoàn cảnh rất khác nhau này.

Phải thừa nhận rằng, nơi đó có một con dốc trơn trượt cần phải vượt qua, nhưng đây chính xác là lý do tại sao những rào chắn, như những ngăn cách do các giao thức của Liên hợp quốc và Công ước Genève cần thiết cung cấp lại.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào các bài kinh Phật giáo Nguyên thủy, ý định làm thiệt hại người khác sẽ luôn bị coi là “ý định sai trái” và mọi hành vi hủy hoại mạng sống đều được xếp vào hành vi bất thiện. Nhưng chúng ta phải đưa ra phán đoán đạo đức nào khi công dân tham gia vào một cuộc chiến phòng thủ để bảo vệ Tổ quốc và những người đồng hương hoặc các quốc gia hòa bình khác khỏi cuộc tấn công của kẻ xâm lược tàn ác?

Chúng ta thấy điều này được minh họa trong cuộc đấu tranh của Ukraine để bảo vệ chủ quyền của họ trước cuộc xâm lược của Đế quốc Nga, nhưng chúng ta cũng có thể trích dẫn các ví dụ cùng một tình thế tiến thoái lưỡng nan, về mặt đạo đức này từ quá khứ gần đây của chính chúng ta.

Ví dụ như chúng ta quay ngược dòng thời gian trở về quá khứ, những thập niên 1940, nhà độc tài của nước Đức, Adolf Hitler (1889-1945), đang theo đuổi mục tiêu thống trị toàn cầu, người phát động Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu bằng cuộc xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939. Xuyên suốt cuộc chiến, ông trực tiếp tham gia chỉ đạo các hoạt động quân sự của Wehrmacht đồng thời là nhân vật đóng vai trò trung tâm trong cuộc diệt chủng Holocaust dẫn đến cái chết của khoảng sáu triệu người Do Thái và hàng triệu nạn nhân khác.

Nếu ai đó tham gia một đơn vị chiến đấu, liệu việc họ tham gia vào cuộc chiến đó, có bị coi là đáng chê trách về mặt đạo đức không, mặc dù mục đích của họ là ngăn chặn chiến dịch giết người của một bạo chúa muốn chinh phục toàn cầu? Có thể nói rằng chúng ta trung thành với giáo lý đạo Phật, buộc chúng ta phải thụ động trước sự xâm lược bạo lực tàn ác hay xoa dịu kẻ thù khi có khả năng sự xoa dịu chỉ nuôi dưỡng tham vọng của chúng muốn nhiều hơn nữa? Trong tình huống này, liệu chúng ta có coi hành động quân sự để ngăn chặn kẻ xâm lược là đáng ca ngợi, thậm chí là bắt buộc, và hành động của mỗi quân nhân là chính đáng về mặt đạo đức không?

Điều thú vị là, trong khi truyền thống kinh điển tiêu chuẩn trong truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ, được bảo tồn bằng ngôn ngữ Pāli không giải quyết những tình huống khó xử như thế, thì truyền thống kinh điển Phật giáo Đại thừa theo tinh thần Bồ tát vì lợi ích chúng sinh lại đối mặt trực diện với nó. Đại thừa thời khởi thủy - Đại Tát già Ni Kiền Tử sở thuyết kinh (Arya-Bodhisattva-gocara-Mahāyāna sūtra) thuyết minh rằng: “Trên cương vị Quốc vương, người cai trị thiên hạ có thể sử dụng vũ khí để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và vì sự an toàn cho người dân của mình, nhưng vị Quốc vương ấy chỉ được sử dụng vũ lực vừa đủ để trục xuất những kẻ có hành vi xâm lược. Một khi chúng đã bị trục xuất, vị Quốc vương không nên tìm cách trừng phạt những kẻ xâm lược mà thay vào đó hãy cố gắng làm hài hòa với họ. Nếu lãnh thổ quốc gia bị xâm lược, nhà vua nên khuyên triển khai lực lượng của mình theo cách có lợi để đảm bảo chiến thắng hung tàn, cường bạo. Nên tránh gây bị thương tật và giết chết những kẻ xâm lược nếu có thể, mặc dù thừa nhận rằng điều này có thể không khả thi” (Summary by Barbara O’Brien, from the website Rethinking Religion).

Tôi đồng ý với quan điểm này, mặc dù tôi không thể biện minh cho họ bằng cách viện dẫn đến các bài kinh điển Phật giáo Nguyên thủy, dù là Thánh điển Phật giáo hay chú giải. Tuy nhiên, những tình huống khó xử như thế chắc chắn đã phải đối mặt với các vị Quốc vương thời đức Phật, kể cả những vị vua, quan quy y làm đệ tử đức Phật. Cho thấy rằng họ chưa bao giờ nêu lên những lời chất vấn như thế trong các cuộc diện kiến Đức Thế Tôn không? Tuy nhiên, không có gì được nói trong các bài kinh Phật giáo Nguyên thủy về những cuộc gặp gỡ như thế, hoặc về các giải pháp có thể đã được đề xuất.

Khi suy ngẫm lại, tôi phải kết luận rằng đạo đức Phật giáo Nguyên thủy, không đưa ra giải pháp chung cho mọi tình huống phức tạp của hoàn cảnh con người. Có thể đây là không bao giờ là ý định của họ - hay là ý định của họ là đưa ra các hướng dẫn thay vì tuyên thuyết các giá trị đạo đức tuyệt đối, ngay cả để đặt ra các lý tưởng đối với những người không thể hoàn thành chúng một cách hoàn hảo.

Tuy nhiên, sự phức tạp của tình trạng con người, chắc chắn khiến chúng ta phải đối mặt với những hoàn cảnh mà các nghĩa vụ đạo đức theo các luồng trái ngược nhau.

Trong những trường hợp như thế, theo tôi thì chúng ta chỉ cần cố gắng hết sức mình để điều hướng giữa chúng, sử dụng tiêu chí của chúng ta là giảm thiểu tác hại và đau khổ cho số đông với lượng lớn nhất, những người có nguy cơ cao.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người đưa ra khái niệm “Phật giáo dấn thân”, một nhân vật đi tiên phong trong phong trào hòa bình Phật giáo và các hoạt động xã hội, Ngài phát huy giá trị từ bi tâm, chủ nghĩa bất bạo động, trong tác phẩm "Thiền và Nghệ thuật cứu Hành tinh", Ngài nói “Điều quan trọng là các bạn quyết tâm hướng đến từ bi, trí tuệ. Bất bạo động giống như một ngôi sao Bắc Đẩu. Chúng ta có thể chỉ cần làm tốt, và thế là đủ tốt”.

Tác giả: Bhikkhu Bodhi
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: https://www.lionsroar.com

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/nhung-cau-hoi-kho-ve-dao-duc-phat-giao-va-chien-tranh-nga-ukraine.html
Zalo