'Nhân vật bí ẩn' duy nhất khiến Tôn Ngộ Không phải khom mình hành lễ là ai?

Dù chỉ xuất hiện chớp nhoáng nhưng 'nhân vật bí ẩn' này lại khiến Tề Thiên Đại Thánh phải khom mình hành lễ.

Với tính khí cao ngạo không sợ trời không sợ đất của mình, Tôn Ngộ Không từng dám khiêu chiến Thiên Giới, quậy tung hội Bàn Đào, náo loạn Điện Linh Tiêu chứng minh Tôn Ngộ Không không hề sợ Ngọc Đế.

Chưa dừng lại, khi đối mặt với Như Lai Phật Tổ cũng không làm Ngộ Không mất đi sự cao ngạo. Chưa dừng lại, trên con đường thỉnh kinh, Ngộ Không vẫn biết cách khiến Ngọc Đế và các thần tiên trên trời phải đau đầu.

Không chỉ với mỗi Ngọc Đế, mỗi lần đến Linh Sơn tự cầu cứu, nếu Phật Tổ như Lai không giúp đỡ thì không có cách nào có thể đuổi Ngộ Không đi.

Thông tin trên Dân Việt, trong nguyên tác Tây Du Ký, có một nhân vật duy nhất khiến Tôn Ngộ Không phải khom người hành lễ. Chính là tại hồi thu phục Ngọc Thỏ Tinh, nguyên tác viết rằng: "Giữa Cửu Tiêu Bích Hán bỗng nghe thấy có người gọi: Đại Thánh! Chớ động thủ. Hành Giả quay đầu lại nhìn, thì ra là Thái Âm Tinh Quân. Hành Giả hoảng hốt thu lại thiết bổng, khom người hành lễ: Lão Thái Âm, từ đâu đến vậy? Lão Tôn thất lễ rồi".

Thái Âm Tinh Quân là vị đại Thần tồn tại từ thuở khai thiên lập địa

Thái Âm Tinh Quân là vị đại Thần tồn tại từ thuở khai thiên lập địa

Không tính sư phụ Bồ Đề thì đó là lần đầu tiên Ngộ Không tỏ ra hoang mang, khom mình hành lễ với một người khác, một thái độ mà Như Lai và Ngọc Đế không bao giờ nhận được từ Ngộ Không.

Thái Âm Tinh Quân thuộc nhóm Cửu Diệu Tinh Quân, chủ nhân của Nguyệt Cung. Trong nguyên tác giới thiệu như sau: "Tiên Căn là Đoạn Dương Chỉ Ngọc, mài giũa thành hình qua nhiều năm. Hỗn độn khai thời mà có được, Hồng Mông phán quyết ta trước tiên".

Hỗn độn khai thời đã chỉ ra rằng Thái Âm Tinh Quân cũng giống như Bàn Cổ đều là những nhân vật tồn tại từ thời kỳ Hỗn Độn.

Tuy nhiên, "Hồng Mông phán quyết ta trước tiên" mới thực sự nói lên sự lợi hại, chứng minh rằng Thái Âm Tinh Quân là vị đại Thần đầu tiên xuất hiện ở thời kỳ Hồng Mông. Bàn Cổ mặc dù là người khai thiên lập địa nhưng cũng không phải là đại Thần đầu tiên ở kỳ Hồng Mông.

Vì vậy chả trách rằng Tôn Ngộ Không dù không sợ Ngọc Đế không sợ Như Lai nhưng khi gặp Thái Âm Tinh Quân lại tỏ ra hoang mang khom mình như vậy.

Với những nhân vật bí ẩn, tình tiết gay cấn lôi cuốn, Tây Du Ký từng trở thành bộ phim "làm mưa, làm gió" một thời.

Theo Lao Động, "Tây Du Ký 1986" là một trong những tác phẩm điện ảnh Trung Hoa thành công nhất mọi thời đại.

"Tây Du Ký 1986" cũng trở thành ký ức thơ ấu của nhiều thế hệ khán giả. Trải qua hơn 40 năm, "Tây Du Ký 1986" của đạo diễn Dương Khiết được đánh giá là phiên bản nổi tiếng nhất được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ngô Thừa Ân.

Theo thống kê của Tân Hoa Xã, có đến 89,4% dân số Trung Quốc đã xem bộ phim này và hơn 50% khán giả cho biết họ đã xem "Tây du ký" hơn 10 lần.

Theo thống kê của Tân Hoa Xã, có đến 89,4% dân số Trung Quốc đã xem bộ phim này và hơn 50% khán giả cho biết họ đã xem "Tây du ký" hơn 10 lần.

Được tái chiếu khoảng 3.000 lần tại Trung Quốc và hàng trăm lần tại các kênh truyền hình Việt Nam, bộ phim sở hữu những kỷ lục vô tiền khoáng hậu mà không phải tác phẩm điện ảnh nào cũng có thể vượt qua.

Đây là một con số "khủng" mà chưa có một bộ phim nào đạt được tại thị trường tỉ dân. Thậm chí là những tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết khác trong "tứ đại danh tác" như "Thủy Hử" của Thi Nại An, "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung hay "Hồng Lâu Mộng" của Tào Tuyết Cần.

Đây cũng là bộ phim có nhiều người xem nhất ở Trung Quốc. Theo thống kê của Tân Hoa Xã, có đến 89,4% dân số Trung Quốc đã xem bộ phim này và hơn 50% khán giả cho biết họ đã xem "Tây du ký" hơn 10 lần.

Theo QQ, một trong những lý do khiến "Tây du ký" được yêu mến hơn cả là bởi nội dung phim chứa nhiều yếu tố hài hước, truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa và phù hợp với nhiều đối tượng khán giả.

Sau thành công của "Tây du ký" 1986, nhiều đạo diễn, nhà đầu tư bắt đầu bắt đầu tạo ra làn sóng "remake" (làm mới). Hàng năm, có ít nhất một phiên bản mới của bộ phim này. Đến nay, số lượng các phiên bản mới của "Tây du ký" đã lên đến hàng trăm. Dù thế, chưa một phiên bản nào vượt qua được “Tây Du Ký” 1986.

Quốc Tiệp (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/nhan-vat-bi-an-khien-ton-ngo-khong-phai-khom-minh-hanh-le-la-ai-a664326.html
Zalo