Người trẻ chuẩn bị những gì để có 'một đời đáng sống'

Thay vì sống hết mình để tận hưởng phút giây hạnh phúc ở hiện tại, nhiều người trẻ hiện nay hoạch định cho mình lộ trình dài hơn để có 'một đời đáng sống'.

Năm 2023, sự khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu khiến người lao động chịu ít nhiều ảnh hưởng, buộc phải “thắt chặt chi tiêu”, đặc biệt là giới trẻ. Theo báo cáo được Cốc Cốc công bố vào tháng 1/2024, có 62% đáp viên người Việt Nam lựa chọn cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết. Một báo cáo khác do Decision Lab thực hiện năm 2023 chỉ ra rằng, 50% số người tham gia khảo sát khẳng định việc tiết kiệm cho những khó khăn bất ngờ hiện là ưu tiên số một. Từ đây, lối sống tối giản mới và nhiều cách dự phòng cho tương lai đã được ra đời.

Từ bỏ lối sống “lạm phát”, đa dạng hóa nguồn thu

Đều đặn mỗi ngày, đúng 6 giờ sáng khi chuông báo thức vừa reo, Trang Khanh (25 tuổi, Hà Nội) thức dậy để chuẩn bị bữa sáng và cơm trưa mang đi làm.

“Từ ngày chịu khó nấu cơm mang đi làm và hạn chế việc đi ăn ngoài, mình tiết kiệm được kha khá. Cứ tính trung bình mỗi bữa trưa khoảng 50 nghìn thì một tháng cũng tiết kiệm được gần 2 triệu. Số tiền đó mình dành thêm vào tiết kiệm hoặc đem đi đầu tư, tự chuẩn bị cho mình một quỹ dự phòng, nhỡ đâu mai này cần dùng đến. Mình nhớ số tiền đầu tiên tiết kiệm được từ chi phí ăn trưa, mình đem đi mua bảo hiểm nhân thọ đấy (cười)”, cô chia sẻ.

Một phần khoản tiết kiệm được các bạn trẻ dùng để tham gia bảo hiểm nhân thọ. Ảnh minh họa

Một phần khoản tiết kiệm được các bạn trẻ dùng để tham gia bảo hiểm nhân thọ. Ảnh minh họa

Là con trai, không có nhiều thói quen thuộc lối sống “lạm phát”, Đức Anh (27 tuổi, Hồ Chí Minh) bắt đầu học cách đa dạng hóa nguồn thu ngay từ sớm.

“Sau gần 5 năm đi làm, mình “ngộ” ra rằng nếu chỉ trông chờ vào tiền lương hay việc được tăng lương hàng năm thì không đủ. Bên cạnh công việc chính, mình còn có một nghề “tay trái” là làm trợ giảng của một trung tâm tiếng Anh vào buổi tối. Nhờ khoản thu nhập thêm đó mà mình có thể vượt qua 3 tháng thất nghiệp giữa Sài Gòn đắt đỏ này”, Đức Anh bộc bạch.

“Gần đây, mình cũng đang tìm hiểu thêm về một số loại hình đầu tư khác như chứng khoán hay mua bảo hiểm nhân thọ để gia tăng thêm nguồn thu nhập, chủ động tích lũy”, Đức Anh cho biết thêm.

Kế hoạch dài hơi cho “một đời đáng sống”

Không còn “hết mình” trong lối sống YOLO (you only live one – bạn chỉ sống một lần) để rồi than thở hết tiền vì lỡ “vung tay quá trán” cho những phút giây hạnh phúc ngắn gủi ở thời điểm hiện tại, nhiều bạn trẻ ngày nay dùng hết sức để xây dựng một đời đáng sống. Đó là một kế hoạch “dài hơi” bao gồm thịnh vượng về sức khỏe và ổn định về tài chính để có cho mình tương lai bền vững, hạnh phúc.

“Đại dịch Covid-19 và những bất ổn của nền kinh tế đã hoàn toàn thay đổi nhận thức và cả thói quen của mình về sức khỏe và tài chính. Vốn tự tin rằng mình còn trẻ, còn khỏe nên chẳng bao giờ mình nghĩ đến việc mua bảo hiểm hay tiết kiệm cả. Ấy vậy mà ngay sau dịch, mình đã phải lập tức tìm hiểu để trang bị cho bản thân một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ”, Minh Trang (26 tuổi, Hà Nội) cho biết.

Cô bạn chia sẻ thêm: “Hồi đó, sau khi đọc vô vàn những đánh giá về các sản phẩm bảo hiểm khác nhau thì mình quyết định tham gia gói Quà tặng sức khỏe - An tâm mỗi ngày của BIDV MetLife vì 2 điểm ưu việt lớn. Thứ nhất, sản phẩm này bảo vệ mình trước 2 căn bệnh đang ngày một trẻ hóa là tiểu đường Type 2 và bệnh ung thư. Thứ hai, mình được hưởng thêm quyền lợi bảo vệ bệnh hiểm nghèo với 109 loại bệnh và chi trả cho hơn 120 loại phẫu thuật bất kể lớn nhỏ khi tham gia sản phẩm bổ sung.”

Quà tặng sức khỏe của BIDV MetLife đồng hành cùng khách hàng xây dựng “một đời đáng sống”

Quà tặng sức khỏe của BIDV MetLife đồng hành cùng khách hàng xây dựng “một đời đáng sống”

Cùng tham gia sản phẩm Quà tặng sức khỏe của BIDV MetLife nhưng Tú Lê (30 tuổi, Hải Phòng) lại lựa chọn gói Quà tặng sức khỏe - Độc lập tài chính. Lý giải về sự lựa chọn của mình, Tú Lê cho biết: “Mình ưu tiên tham gia loại bảo hiểm thiên về tích lũy để chuẩn bị cho một tương lai an nhàn hơn. Gói sản phẩm này cho phép mình đóng thêm phí bảo hiểm để gia tăng tích lũy của Quỹ hưu trí như gửi tiết kiệm vậy nhưng lại vẫn có quyền lợi bảo vệ bệnh tiểu đường và ung thư mọi giai đoạn.”

Có thể nói, người trẻ hiện nay đã bắt đầu chú ý hơn đến việc quản lý tài chính và hướng tới lối sống lành mạnh, bền vững. Trong đó, việc lên kế hoạch cho “một đời đáng sống” đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong “plan cá nhân” của người trẻ.

PV

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/nguoi-tre-chuan-bi-nhung-gi-de-co-mot-doi-dang-song-328718.html
Zalo