Người thương binh với những trang viết về chiến tranh
Tháng 8/1966, khi vừa tròn 18 tuổi, chàng trai Đặng Sỹ Ngọc, xã Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (đang cư trú tại phường Trường Vinh, tỉnh Nghệ An) viết đơn xin ra trận. Sau ba tháng huấn luyện, được bổ sung vào Trung đoàn Cửu Long, Sư đoàn 324, ông cùng đơn vị chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị.

Thương binh Đặng Sỹ Ngọc (bên trái).
Ông đã bị thương tổng cộng bảy lần, trong đó lần nặng nhất ngày 20/2/1972 khi tiến công vào Thành cổ Quảng Trị. Cùng với thương tật 81%, đôi tai của ông bị điếc hoàn toàn.
Là hạng ¼, được Nhà nước trợ cấp hằng tháng nhưng nhìn vợ con vất vả, ông tích cực tham gia lao động. Nghề xe lai (xe ôm) mang lại cho ông nguồn thu nhất định. Cứ hết ngày, số tiền kiếm được ông đưa cho vợ một phần và giữ lại một phần nhỏ để bỏ ống tiết kiệm. Một năm chẻ ống hai lần, được bao nhiêu tiền ông đều dùng để giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình; mua sách vở, quần áo tặng những gia đình khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An (nơi đang sinh sống) và thi thoảng gửi về quê Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Đầu năm 2000, bằng số tiền bỏ ống, ông bắt đầu lên đường tìm mộ đồng đội. Đôi chân tập tễnh, những khi trái gió trở trời còn phải dùng cả nạng, nhưng ông vẫn rong ruổi nhiều vùng đất từ bắc vào nam. Sau hơn 20 năm, đến nay ông Ngọc đã tìm được tổng cộng sáu ngôi mộ đồng đội, đưa họ về với gia đình.
Những ngày tháng ở chiến trường, cứ khi nào buông cây súng, ông Ngọc lại cầm bút viết nhật ký, ghi lại tất cả những gì đang diễn ra chung quanh. Rời chiến trường, ông đã viết được 19 tập nhật ký. Những trang nhật ký đó được biên soạn, xuất bản thành sách “Trời xanh không biên giới” (hơn 300 trang), xuất bản năm 2006, nằm trong tủ sách “Mãi mãi tuổi 20”.
Từ đó, ông cộng tác viết bài thường xuyên với báo Nghệ An, báo Quân khu 4 và một số tờ báo khác. Lần lượt sau đó, Đặng Sỹ Ngọc tiếp tục xuất bản thêm một số cuốn sách như: Nuôi con thời bao cấp, Một thời hoa lửa, Trái tim người lính, Với đồng đội và quê hương...
Nhân , Đặng Sỹ Ngọc “trình làng” cuốn sách “Tổ quốc trong tim người lính”. Với dung lượng hơn 200 trang, cách viết mộc mạc, những câu chuyện về đồng đội, về những y bác sĩ đã gắn bó với tác giả qua mưa bom lửa đạn được kể một cách chân thực. Thượng tá Nguyễn Quốc Toản, Chủ nhiệm diễn đàn “Trái tim người lính” đánh giá: “Đặng Sỹ Ngọc đã viết bằng cả trái tim. Qua mỗi trang sách, người đọc thấy những năm tháng vất vả, đổ máu, hy sinh nhưng cũng đầy lạc quan của thế hệ cha anh”.
Ông Ngọc cho biết, khoảng 10 năm trở lại đây, ông không chỉ dùng tiền tiết kiệm để về lại chiến trường xưa, thăm hỏi đồng đội, giúp đỡ gia đình khó khăn, mà còn để dành để xuất bản sách