Đi lễ chùa xin lộc đầu năm từ lâu đã trở thành một nét văn hóa truyền thống rất đẹp không thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam trong mỗi dịp Tết đến Xuân về. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhiệt độ về đêm xuống khoảng 13 độ C nhưng ngay sau thời khắc Giao thừa đông đảo người dân Hà Nội đến chùa Hà (quận Cầu Giấy) thắp hương, lễ bái cầu an trong năm mới. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau thời khắc Giao thừa, người dân Thủ đô cùng nhau tới chùa thắp hương lễ Phật, cầu chúc cho gia đình, người thân một năm mới nhiều hạnh phúc, bình an. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Người Việt ai cũng tin rằng đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm trong tâm hồn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Với quan niệm "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi," sau thời khắc Giao thừa, nhiều người có thói quen mua những gói muối nhỏ hoặc cành lộc để rước may mắn, tài lộc và sự ấm no cho cả năm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một cặp đôi đến chùa Hà làm lễ, trên tay còn cầm một cành lộc mới xin được. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngay từ sớm, nhiều người dân đã xếp hàng ngay ngắn chờ đến khoảnh khắc Giao thừa sẽ xin lộc của chùa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhiều người cho biết xin lộc để cầu sức khỏe, may mắn cho mình và người thân trong năm mới. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Người dân thắp thắp nhang cầu mong cho gia đình, người thân một năm mới nhiều sức khỏe, may mắn và bình an. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nhiều người dân cho biết đây là hoạt động thường niên của gia đình trong mỗi dịp Tết đến để cầu mong sự may mắn cho năm mới. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Người dân tấp nập đến chùa ngay sau thời khắc Giao thừa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đi lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Về nơi cửa Phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi người đều cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)