Nghị quyết nhằm tháo gỡ vướng mắc quy hoạch phân khu sau sáp nhập tỉnh, thành

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 66.1/2025/NQ-CP ngày 18/7/2025 quy định xử lý khó khăn, vướng mắc về việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu đối với khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay được đánh giá là rất kịp thời và thiết thực.

Nghị quyết66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thihành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đặt ra mụctiêu và lộ trình cụ thể: Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểmnghẽn” do quy định pháp luật.

Để triển khai thựchiện Nghị quyết trên, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyếtsố 206/2025/QH15 - một Nghị quyết được xem là “bản lề” cho bước đột phá về thểchế khi lần đầu tiên Quốc hội cho phép áp dụng một cơ chế linh hoạt, đặc biệt đểxử lý các vướng mắc pháp lý mà nếu chờ sửa đổi luật theo quy trình thông thườngthì sẽ mất nhiều thời gian, gây ảnh hưởng đến hoạt động quản lý, điều hành vàphát triển. Với tầm quan trọng đó, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luậtTrung ương đã ban hành Công văn số 4302/HĐPH-PB&TG đề nghị các Bộ, cơ quan,tổ chức ở Trung ương, địa phương quán triệt, tổ chức truyền thông nội dung Nghịquyết, đặc biệt là cho cán bộ, công chức tham mưu xây dựng pháp luật.

Trên cơ sở Nghịquyết số 206/2025/QH15 quy định cho phép Chính phủ ban hành nghị quyết quy phạmpháp luật để điều chỉnh một số quy định có liên quan tại luật, nghị quyết củaQuốc hội. Ngày 18/7/2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết 66.1/2025/NQ-CP quy địnhxử lý khó khăn, vướng mắc về việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạchphân khu đối với khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hànhchính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp hiện nay được đánh giá làrất kịp thời và thiết thực.

Trao đổi với BáoPháp luật Việt Nam, bà Trần Thu Hằng, Vụ trưởng Vụ Quy hoạch - Kiến trúc (BộXây dựng) thông tin: Nghị quyết 66.1/2025/NQ-CP cho phép sau sắp xếp đơn vịhành chính, quy hoạch phân khu có thể được lập mới, điều chỉnh đồng thời với việclập, điều chỉnh quy hoạch tỉnh. Do đó, các quy hoạch phân khu cũ của từng đơn vịhành chính trước kia có thể không còn phù hợp. Việc lập mới, điều chỉnh, hợp nhấtcác quy hoạch này cần đồng bộ tránh sự chồng chéo, khó khăn về pháp lý và thựctiễn khi triển khai.

Chính vì vậy, Nghịquyết 66.1/NQ-CP quy định về việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạchphân khu khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyềnđịa phương 2 cấp, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địaphương.

Theo đó, đối tượngáp dụng là những khu vực dự kiến hình thành đô thị có vai trò thúc đẩy kinh tế- xã hội, với quy mô dân số trong 10 năm tới đạt tối thiểu: 45.000 người vơícác thành phố trực thuộc Trung ương; 21.000 người với các tỉnh vùng đồng bằng;15.000 người với các tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới.

Điểm đột phá củaNghị quyết 66.1/2025/NQ-CP là cho phép các địa phương lập và phê duyệt quy hoạchphân khu trước, sau đó cập nhật vào các quy hoạch cấp cao hơn như quy hoạch tỉnhhay quy hoạch chung đô thị.

Bà Hằng cho biết,trước đó thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Xây dựng đã phối hợp chặt chẽ vơícác Bộ, ngành, địa phương, tổ chức nghiên cứu kỹ lưỡng bảo đảm các quy địnhmang tính khả thi cao, thống nhất với hệ thống pháp luật liên quan như đất đai,đầu tư, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản... Theo bà Hằng, Nghị quyết66.1/2025/NQ-CP ban hành tạo hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch để chính quyềnđịa phương 2 cấp thực hiện đúng trách nhiệm được giao, phát huy tính chủ độngtrong điều hành, tổ chức lập và quản lý quy hoạch.

Việc này không chỉgóp phần giảm tải cho các cơ quan Trung ương, mà còn tạo điều kiện cho địaphương chủ động, linh hoạt hơn trong công tác quản lý quy hoạch đô thị và nôngthôn.

Nghị quyết66.1/2025/NQ-CP nêu rõ, UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ cho cơ quan, đơn vị trựcthuộc lập nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch phân khu. Cơ quan chuyên môn về quy hoạchđô thị và nông thôn cấp tỉnh tổ chức thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạchphân khu. UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch phânkhu trên cơ sở báo cáo thẩm định và hồ sơ do cơ quan chuyên môn về quy hoạch đôthị và nông thôn cấp tỉnh trình...

Nghị quyết66.1/2025/NQ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành (18/7/2025) đến hếtngày 28/02/2027.

Trường hợp luật,nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đượcsửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới có hiệu lực thi hành sau ngày Nghị quyết nàyđược thông qua và trước ngày 1/3/2027 thì các quy định tương ứng được ban hànhtrong Nghị quyết này chấm dứt hiệu lực.

Tại địa phương,HĐND, đại biểu HĐND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình, tăng cường giám sát việc tổ chức thực hiện lập mới, điều chỉnhvà phê duyệt quy hoạch phân khu theo quy định tại Nghị quyết này.

Bà Trần Thu Hằng, Vụ trưởng Vụ Quy hoạch - Kiến trúc (Bộ Xây dựng) nhận định: Nghị quyết 66.1/NQ-CP được xem là “cú huých” nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị dự án, tạo điều kiện để các nhà đầu tư nhanh chóng triển khai kế hoạch, đặc biệt trong bối cảnh nhiều địa phương đang hoàn thiện quy hoạch rõ ràng. Về cục diện đây sẽ là giải pháp quan trọng nhằm phát huy vai trò tự quản, tự chủ của địa phương, phù hợp với tinh thần đổi mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý quy hoạch từ cấp địa phương, thống nhất với chủ trương chung của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn vươn mình của đất nước thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Gia Hồng

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/nghi-quyet-nham-thao-go-vuong-mac-quy-hoach-phan-khu-sau-sap-nhap-tinh-thanh-5c974f57.html
Zalo