Nghề hầm than ven sông Cửa Lớn

Ven sông Cửa Lớn thuộc địa bàn xã Tân Ân, tỉnh Cà Mau (trước đây là xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển cũ) có hàng chục lò hầm than cỡ lớn đang ngày đêm đỏ lửa. Giá than hiện ở mức khá cao, giúp người dân có thu nhập tốt.

Hầm than là nghề truyền thống của một bộ phận người dân sống dưới tán rừng đước các huyện ven biển như Ngọc Hiển, Năm Căn của tỉnh Cà Mau cũ. Nghề hầm than dần bị mai một, tuy nhiên, một số hộ dân còn duy trì nghề nhờ thị trường tiêu thụ lớn và than ngày càng có giá trị.

Hầm than là nghề truyền thống của một bộ phận người dân sống dưới tán rừng đước các huyện ven biển như Ngọc Hiển, Năm Căn của tỉnh Cà Mau cũ. Nghề hầm than dần bị mai một, tuy nhiên, một số hộ dân còn duy trì nghề nhờ thị trường tiêu thụ lớn và than ngày càng có giá trị.

Ven sông Cửa Lớn, thuộc địa bàn xã Tân Ân đang có một HTX mang tên Tân Phát làm ăn hiệu quả.

Ven sông Cửa Lớn, thuộc địa bàn xã Tân Ân đang có một HTX mang tên Tân Phát làm ăn hiệu quả.

HXT đang có 21 lò than ngày đêm đỏ lửa với sản lượng hàng trăm tấn tấn chuyển đi khắp các tỉnh miền Tây và TP.HCM, Đồng Nai mỗi tháng.

HXT đang có 21 lò than ngày đêm đỏ lửa với sản lượng hàng trăm tấn tấn chuyển đi khắp các tỉnh miền Tây và TP.HCM, Đồng Nai mỗi tháng.

 Gia đình anh Lê Hải Lâm đang là "linh hồn" của nghề than nơi đây. Gia đình bắt đầu với nghề vận chuyển cây đước cung cấp cho các lò than tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cũ.

Gia đình anh Lê Hải Lâm đang là "linh hồn" của nghề than nơi đây. Gia đình bắt đầu với nghề vận chuyển cây đước cung cấp cho các lò than tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cũ.

Những phụ phẩm cành nhánh, gốc, ngọn của cây đước vận chuyển lên chỉ bán được với giá rất rẻ. Vào năm 2012, gia đình anh Lâm thuê những thợ nghề về xây dựng lò than ven sông Cửa Lớn để hầm than.

Những phụ phẩm cành nhánh, gốc, ngọn của cây đước vận chuyển lên chỉ bán được với giá rất rẻ. Vào năm 2012, gia đình anh Lâm thuê những thợ nghề về xây dựng lò than ven sông Cửa Lớn để hầm than.

Nghề hầm than làm ăn được nên gia đình anh Lâm ngày càng mở rộng và phát triển thành HTX Tân Phát.

Nghề hầm than làm ăn được nên gia đình anh Lâm ngày càng mở rộng và phát triển thành HTX Tân Phát.

Hiện lò than nhỏ nhất của HTX cũng có dung lượng chứa 7 tấn củi, lò lớn chứa tới hơn 20 tấn.

Hiện lò than nhỏ nhất của HTX cũng có dung lượng chứa 7 tấn củi, lò lớn chứa tới hơn 20 tấn.

Thời gian để hoàn thành một chu kỳ hầm than từ chất củi vào lò, đốt lửa, hầm và ra than mất gần 2 tháng.

Thời gian để hoàn thành một chu kỳ hầm than từ chất củi vào lò, đốt lửa, hầm và ra than mất gần 2 tháng.

Gắn bó với nghề hầm than là chấp nhận cực nhọc nhưng bù lại họ có thu nhập khá cao.

Gắn bó với nghề hầm than là chấp nhận cực nhọc nhưng bù lại họ có thu nhập khá cao.

HTX Phát Lợi đang sử dụng khoảng 100 lao động để đảm bảo hoạt động từ khai thác, vận chuyển và hầm than.

HTX Phát Lợi đang sử dụng khoảng 100 lao động để đảm bảo hoạt động từ khai thác, vận chuyển và hầm than.

Trung bình thu nhập mỗi lao động khoảng 8 triệu đồng/tháng. Những người có tay nghề hầm than giỏi, được chi trả 400 - 500 ngàn đồng/1 ngày công.

Trung bình thu nhập mỗi lao động khoảng 8 triệu đồng/tháng. Những người có tay nghề hầm than giỏi, được chi trả 400 - 500 ngàn đồng/1 ngày công.

Than đưa đi cung cấp cho các thị trường TP HCM, Đồng Nai, Tây Ninh đang có giá từ 8 - 11 ngàn đồng/kg.

Than đưa đi cung cấp cho các thị trường TP HCM, Đồng Nai, Tây Ninh đang có giá từ 8 - 11 ngàn đồng/kg.

Giá than này hiện ở mức khá cao, giúp HTX và người làm nghề hầm than tại Cà Mau sống được với nghề.

Giá than này hiện ở mức khá cao, giúp HTX và người làm nghề hầm than tại Cà Mau sống được với nghề.

Trần Hiếu/VOV-ĐBSCL

Nguồn VOV: https://vov.vn/kinh-te/nghe-ham-than-ven-song-cua-lon-post1214262.vov
Zalo