Người Lự ở Lai Châu có gần 6.800 người, chủ yếu cư trú tại 4 bản thuộc xã Bản Hon, huyện Tam Đường. Đây là 1 trong 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người của cả nước
Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng người Lự sống rất lạc quan và luôn coi trọng việc gìn giữ các nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình
Phụ nữ trung tuổi dân tộc Lự đa phần đều nhuộm răng đen
Hầu hết các gia đình người Lự ở Bản Hon đều có khung dệt và các dụng cụ se sợi, quay sợi dệt vải để tự tự tay làm ra những bộ trang phục truyền thống
Nguyên liệu chính để làm nên các bộ váy, áo truyền thống là bông được trồng, hoặc lấy từ rừng về
Bông được bật theo cách thủ công để tạo độ tơi xốp...
...sau đó được se lại cho chặt để tạo thành các sợi vải
Người con gái dân tộc Lự trước khi lấy chồng phải thành tạo việc thêu thùa, dệt vải để tự may đồ cho mọi người trong gia đình
Nhuộm sợi sắc màu để dệt vải
Sản phẩm dệt của người phụ nữ Lự khá phong phú về chủng loại như váy, áo, khăn, túi...
Trang phục của người Lự vô cùng đặc sắc, với những họa tiết hoa văn rất độc đáo
Chị em người Lự đa phần đều thành thục các công đoạn từ việc làm bộ, dệt vải, quay sợi để tự tay làm ra các bộ váy áo truyền thống
Những dịp lễ tết, hội hè, hoặc khi gia đình có khách, phụ nữ Lự sẽ mặc váy 2 lớp với hoa văn 3 tầng trang trí đẹp mắt, nổi bật là hàm răng đen truyền thống
Cùng với trang phục truyền thống, trang phục biểu diễn của đồng bào Lự được đánh giá thuộc nhóm trang phục đặc sắc nhất trong các dân tộc thiểu số ở Lai Châu
Phong cảnh nguyên sơ, thanh bình của Bản Hon cũng là điểm nhấn để ngày càng thu hút nhiều khách du lịch trong những năm gần đây
Nhờ coi trọng văn hóa truyền thống, gìn giữ cảnh quan, các bản làng người Lự ở Bản Hon đã trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và quốc tế
Nghề dệt thủ công truyền thống và một nền văn hóa phi vật thể phong phú đang ngày càng thu hút nhiều du khách tìm về khám phá Bản Hon nói riêng, tỉnh Lai Châu nói chung
Khắc Kiên/VOV-Tây Bắc