Lý do khiến Mỹ có thể sẽ không bắt Google bán đi 'gà đẻ trứng vàng' Chrome

Những nỗ lực Bộ Tư pháp Hoa Kỳ nhằm chia tách Alphabet bằng cách buộc bán trình duyệt Google Chrome có khả năng sẽ gặp phải những thách thức pháp lý và nhiều cản trở…

Giá trị của Chrome ước tính chiếm khoảng hai phần ba thị trường trình duyệt toàn cầu.

Giá trị của Chrome ước tính chiếm khoảng hai phần ba thị trường trình duyệt toàn cầu.

Sau phán quyết vào tháng 8/2024 rằng Google đã độc quyền thị trường tìm kiếm một cách bất hợp pháp, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) đang gây sức ép hòng ép “gã khổng lồ” về tìm kiếm phải bán đi Chrome.

Bên cạnh đó, công ty phải chia sẻ dữ liệu và kết quả tìm kiếm với các đối thủ cạnh tranh và có thể bán phần mềm điện thoại thông minh Android của mình. Các đề xuất này là một phần của vụ kiện mang tính bước ngoặt nhằm định hình lại cách người dùng tìm kiếm thông tin.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, vụ kiện của Google sẽ mất nhiều năm để giải quyết nhất là khi công ty sẽ nộp đơn kháng cáo. "Bánh xe công lý không quay nhanh", ông nói.

Bên cạnh đó, vụ kiện cũng có thể phải đối mặt với những thách thức từ ông Trump. Mặc dù chính quyền của ông Trump ban đầu đã đệ đơn kiện chống lại Google trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình.

Nhưng vào tháng 10/2024, ông Trump lại bày tỏ quan điểm khác khi cho rằng có thể không cần chia tách “gã khổng lồ” công nghệ này. Theo ông, điều này có thể gây tổn hại đến ngành công nghiệp công nghệ của Hoa Kỳ nhất là vào thời điểm cạnh tranh đang nóng lên với Trung Quốc trong các lĩnh vực bao gồm AI.

Chrome là trình duyệt web được sử dụng rộng rãi nhất, được xem như trụ cột trong hoạt động kinh doanh của Google. Trình duyệt này cung cấp cho công ty dữ liệu người dùng có giá trị giúp công ty nhắm mục tiêu quảng cáo. Hoạt động kinh doanh quảng cáo tìm kiếm đã mang lại hơn một nửa tổng doanh thu 88,3 tỷ USD của Alphabet trong quý gần đây nhất.

Giá trị của Chrome ước tính chiếm khoảng hai phần ba thị trường trình duyệt toàn cầu. Chuyên gia trong ngành chia sẻ, lý do Chrome có giá trị vì Google sử dụng trình duyệt này để tăng cường hoạt động kinh doanh quảng cáo và hoạt động kinh doanh tìm kiếm của mình.

Những người phản đối cho biết, một vụ bán ép buộc như vậy sẽ không giải quyết được gốc rễ vấn đề bao gồm việc độc quyền tìm kiếm.

Trước đó, DOJ đề xuất lệnh cấm toàn diện đối với Google, không cho công ty tìm cách có các biện pháp nhằm ưu tiên cho công cụ tìm kiếm của mình. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hợp đồng hàng năm của Google và Apple.

Được biết, Google mỗi năm phải chi trả hàng tỷ USD để biến Google Search thành công cụ tìm kiếm mặc định trên điện thoại thông minh Apple. Nhiều chuyên gia nhận định, với sự phổ biến của Google Search, Apple có khả năng sẽ tiếp tục sử dụng Google làm công cụ tìm kiếm mặc định ngay cả khi không có bất kỳ thỏa thuận hoặc khoản thanh toán nào.

Các đề xuất của DOJ cũng bao gồm yêu cầu Google cấp phép kết quả tìm kiếm và chia sẻ dữ liệu người dùng mà họ thu thập được với các đối thủ cạnh tranh miễn phí. Nhưng theo nhiều người trong ngành, vấn đề này vẫn cần bàn bạc và khó để xác định.

Quỳnh Anh

Nguồn VnEconomy: https://vneconomy.vn/ly-do-khien-my-co-the-se-khong-bat-google-ban-di-ga-de-trung-vang-chrome.htm
Zalo