Lưu ý thí sinh cách phân tích phổ điểm để đăng ký nguyện vọng đại học năm nay
Phổ điểm đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ đắc lực, giúp thí sinh định vị được năng lực bản thân so với mặt bằng chung. Khi biết cách phân tích và khai thác phổ điểm, thí sinh có thể linh hoạt điều chỉnh nguyện vọng phù hợp, tăng khả năng đỗ đại học.
Phổ điểm là nguồn thông tin hữu ích các thí sinh có thể thamkhảo và cân nhắc khi quyết định đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học, caođẳng.
Thực tế, các thí sinh thường nghe đến phổ điểm nhưng có thể có rất ít thí sinh biết cách sử dụng yếu tố này để phân tích, tham khảo, dự đoán được mức điểm chuẩn, đưa ra các quyết định điều chỉnh, điền lựa chọn đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào trường đại học phù hợp.
Phổ điểm là một trong những yếu tố quan trọng trong việc đánh giá và phân tích kết quả thi của thí sinh tham gia các môn thi hoặc tổ hợp môn thi nào đó. Thông qua phổ điểm, có thể đánh giá mức độ khó dễ của kỳ thi trong năm đó và xem xét việc điểm thi có được chuẩn hóa hay không.
Tùy thuộc vào để thi và chất lượng của thí sinh từng năm mà sẽ có những biểu đồ hiển thị phổ điểm khác nhau, không năm nào giống với năm nào. Vì lý do đó mà phổ điểm từng năm sẽ là căn cứ để thí sinh dựa vào đó chọn trường cho phù hợp và có khả năng đậu cao nhất.
Tình hình xét tuyển sẽ được dựa vào phổ điểm để đánh giá. Nhìn vào đó, có thể dự đoán rằng nhiều trường sẽ giữ nguyên mức điểm chuẩn hay có thể tăng hoặc giảm so với năm trước đó.
Thí sinh cần quan tâm đến tỷ lệ thí sinh đạt mức điểm nhất định so với tổng số nguyện vọng đăng ký.
Phổ điểm của các khối thi cũng sẽ phản ánh tình hình xét tuyểntại trường đại học có xét khối thi đó. Nếu số lượng thí sinh đạt mức điểm nhất định ở các khối xét tuyển, nhiều trường tuyển khối thi đó sẽ có xu hướng tuyển đủ số lượng thí sinh đạt điểm cao. Và các thí sinh ít hơn số điểm nhất định đó sẽ ít có cơ hội để đăng ký vào các trường đại học xét tuyển khối đó, nên xem xét để lựa chọn các trường khác phù hợp với năng lực hơn.
Ví dụ, nếu phổ điểm các khối A, A1 có phổ điểm đa phần ở mức trên 15 điểm, thì các trường tuyển khối A và A1 sẽ có đủ số lượng thí sinh đạt trên 15 điểm. Do dó, những thí sinh đạt 14 điểm, hoặc 14,5 điểm ít có cơ hội để đăng ký vào Đại học, nên tính đến việc chọn lựa các trường Cao đẳng phù hợp với năng lực, sở trường.
Nếu phổ điểm khối D có phổ điểm thấp hơn mức 15 điểm tương đối lớn, thì các thí sinh đạt 14 điểm hoặc 14,5 điểm (môn Ngoại ngữ chưa nhân đôi) sẽ có cơ hội đăng ký và dễ trúng tuyển vào Đại học.
Nếu với phổ điểm khối C, đỉnh phổ điểm ở mức 15 điểm, nhưng độ dốc phía điểm cao thoải hơn phía điểm thấp, chứng tỏ nhiều thí sinh đạt trên 15 điểm, do đó cơ hội cho các thí sinh đạt 15 điểm đăng ký vào Đại học khối C là không cao.
Ảnh hưởng của phổ điểm năm 2025 đến tuyển sinh đại học
Các chuyên gia đánh giá phổ điểm năm nay đã phản ánh đúng chất lượng giáo dục, phân hóa tốt, đề thi được cải tiến, học sinh thích ứng nhanh và các địa phương có sự tiến bộ rõ rệt. Kỳ thi không chỉ đánh giá năng lực của học sinh, phục vụ tuyển sinh, mà còn là căn cứ quan trọng để điều chỉnh chiến lược giáo dục quốc gia. Phổ điểm có sự phân hóa tốt, phản ánh đúng thực chất đặc biệt ở môn Toán và Tiếng Anh Đồng thời cho thấy nhiều địa phương khó khăn có kết quả nổi bật...
Về chất lượng và phổ điểm, Thứ trưởng Thường trực Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng khẳng định, phổ điểm năm nay không có sự "sốc" như nhiều người lo ngại. Phổ điểm, trung bình, trung vị, chuẩn lệch đều tương thích, thể hiện sự ổn định.
Về quá trình đổi mới giáo dục, Thứ trưởng đánh giá, quá trình đổi mới giáo dục phổ thông 2018, từ dạy học đến đánh giá, trang bị kiến thức cho học sinh là phù hợp với chương trình đổi mới.
Học sinh phổ thông chuyển trạng thái nhanh, thích ứng tốt với hình thức thi mới. Giáo viên đã thay đổi phương pháp dạy, tập trung hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh thay vì chỉ dạy kiến thức theo khuôn mẫu.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, cần bỏ dần tư duy chỉ đánh giá dựa trên điểm số. Dù điểm là thông số định lượng quan trọng, nhưng không phải là thước đo duy nhất. Giáo dục cần đánh giá tổng thể cả quá trình học tập, rèn luyện.
“Ban đầu có những lo lắng, nhưng giờ đây, định hướng đổi mới là đúng đắn, phát huy hết sở trường, năng lực, nguyện vọng của các em học sinh. Ngành giáo dục và các thầy cô nỗ lực, tổ chức công tác coi thi thật, chấm thi thật, ra đề thật, nhưng giảm áp lực và giảm tốn kém cho gia đình học sinh, tăng cơ hội cho học sinh”, Thứ trưởng nói.
Về tuyển sinh đại học, Thứ trưởng cũng khẳng định, kết quả Kỳ thinăm nay đủ độ tin cậy để các trường yên tâm tuyển sinh.