Loại rau gia vị giúp kiểm soát đường huyết tốt nhưng có 5 nhóm người không nên ăn

Loại rau gia vị quen thuộc này có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, nhờ vào khả năng chống viêm và kiểm soát lipid máu...

Người bệnh tiểu đường ăn rau mùi có tốt không?

Rau mùi là cây có mùi có màu xanh thơm đặc trưng. Ngoài việc sử dụng làm gia vị, rau mùi còn được ưa chuộng vì mùi thơm của nó và có nhiều tác dụng cho sức khỏe.

Một nghiên cứu của Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, rau mùi có chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là quercetin, coumarin và polyphenol.

Các hợp chất này có khả năng kích thích hoạt động của enzyme trong gan giúp chuyển hóa đường, từ đó cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát mức đường huyết.

Trong đó, quercetin, một chất chống oxy hóa mạnh, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm ở tế bào tuyến tụy, cải thiện chức năng tiết insulin tự nhiên của cơ thể - một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới đã nhấn mạnh vai trò của rau mùi trong việc giảm thiểu nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, nhờ vào khả năng chống viêm và kiểm soát lipid máu.

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, rau mùi không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch thường liên quan đến tình trạng này.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, rau mùi chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có ích cho sức khỏe, trong đó vitamin C, vitamin A và các khoáng chất như magie và kali đóng vai trò quan trọng trong việc ổn địnhđường huyết.

5 công dụng của rau mùi với sức khỏe người bệnh tiểu đường

Kiểm soát lượng đường trong máu: Rau mùi được chứng minh giúp ổn định lượng đường trong máu, đặc biệt quan trọng đối với những người mắc tiểu đường.

Tăng cường hệ miễn dịch: Rau mùi giàu vitamin A và C, hỗ trợ và thúc đẩy hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh tật và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Tốt cho sức khỏe tim mạch: Rau mùi có khả năng giảm yếu tố gây bệnh tim mạch và điều chỉnh lượng cholesterol trong máu, từ đó giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.

Giúp bảo vệ sức khỏe não bộ: Tính chất chống viêm của rau mùi giúp bảo vệ và hỗ trợ chống lại các bệnh về não như Parkinson, Alzheimer và bệnh đa xơ cứng.

Hỗ trợ đường tiêu hóa: Nước ép rau mùi có tác dụng giúp giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và hỗ trợ trong việc giảm triệu chứng rong kinh ở phụ nữ.

5 nhóm người nên hạn chế ăn rau mùi

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Người mắc bệnh về hô hấp

Tiêu thụ quá nhiều rau mùi có thể gây ra các vấn đề hô hấp cấp tính và dẫn đến các bệnh phổi mãn tính như hen suyễn. Cho nên những người gặp các vấn đề về hô hấp không nên ăn rau mùi để tránh bệnh tình nghiêm trọng hơn.

Phụ nữ mang thai

Một số thành phần có trong rau mùi có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tuyến sinh dục nữ, từ đó gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.

Nam giới

Ăn rau mùi thường xuyên sẽ giảm lượng testosterone, từ đó khiến số lượng và chất lượng tinh trùng bị giảm sút.

Ngoài ra, nam giới ăn rau mùi vào ban đêm còn gây ra hạn chế lớn về khả năng tình dục, thậm chí dẫn đến tình trạng "trên bảo dưới không nghe".

Người mắc bệnh dạ dày

Tuy tốt cho hệ tiêu hóa nhưng ăn quá nhiều rau mùi sẽ làm tăng gánh nặng lên dạ dày, gây rối loạn hệ tiêu hóa.

Theo một báo cáo y tế, sử dụng 200ml chiết xuất rau mùi trong 1 tuần có thể gây ra một số triệu chứng như hình thành khí trong bụng, đau bụng, đau dạ dày, nôn mửa, di chuyển không vững.

Người có cơ địa dễ bị dị ứng

Tinh dầu trong lá và hạt rau mùi có thể gây kích ứng da. Vì vậy, những người có cơ địa dễ bị dị ứng nên mang găng tay khi tiếp xúc với loại rau thơm này.

Châu Anh

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/loai-rau-gia-vi-giup-kiem-soat-duong-huyet-tot-nhung-co-5-nhom-nguoi-khong-nen-an-192241210140645957.htm
Zalo