Lần đầu trưng bày 17 bảo vật quốc gia tại TP.HCM

Sáng 29.6, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia dành cho Chõ gốm thuộc bộ sưu tập tư nhân Phạm Gia Chi Bảo. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các lãnh đạo sở, ban ngành thành phố đã tới dự sự kiện.

Công bố quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia dành cho Chõ gốm

Chõ gốm, thuộc văn hóa Đông Sơn có niên đại các ngày nay khoảng 2.500 – 2.000 năm, được thủ tướng ký chính thức công nhận bảo vật quốc gia từ tháng 12.2024. Chõ gốm hiện vật thuộc sưu tập tư nhân Phạm Gia Chi Bảo, tại bảo tàng tư nhân Gốm thời dựng nước.

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Phạm Định Phong, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trao quyết định công nhận Bảo vật quốc gia cho Chõ gốm thuộc bộ sưu tập tư nhân Phạm Gia Chi Bảo.

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Phạm Định Phong, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trao quyết định công nhận Bảo vật quốc gia cho Chõ gốm thuộc bộ sưu tập tư nhân Phạm Gia Chi Bảo.

Bảo vật quốc gia được định nghĩa là di vật cổ vật có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử văn hóa khoa học. Bảo vật quốc gia luôn gắn liền với những câu chuyện mang tính biểu tượng và các yếu tố văn hóa phi vật thể có ý nghĩa sâu sắc. Chúng là di sản quý giá, chất chứa, chuyển tải cảm quan thẩm mỹ tinh tế và kỹ thuật chế tác khéo léo của những thế hệ trước.

Ông Phạm Gia Chi Bảo trả lời các phóng viên báo chí tại sự kiện.

Ông Phạm Gia Chi Bảo trả lời các phóng viên báo chí tại sự kiện.

Ông Phạm Gia Chi Bảo, Giám đốc Bảo tàng Gốm thời dựng nước, trao đổi với phóng viên: “Đối với tôi, chõ gốm thời Đông Sơn là một vật rất quý. Tùy theo mỗi người nhìn vào đó thấy một góc độ khác nhau. Chúng ta có thể thấy một vật rất đơn giản, rất mộc mạc đơn sơ, cả về hình dáng, chất liệu nhưng chính điều đó mang lại sự xúc động rất lớn. Tôi cảm nhận tác phẩm gốm của Việt cổ rất đẹp và duyên dáng so với các dòng gốm của các nước lân cận cùng thời.

Gốm Việt có nét rất lạ. Chúng ta phải công nhận tính thẩm mỹ của người Việt cổ rất cao. Nếu xét trên góc độ cổ vật, so với các vùng khác, chúng ta thấy nhiều hoa văn, hình dáng mà đến thời hiện đại vẫn thấy đẹp. Các nhà nghệ thuật kiến trúc nhận định không hiểu tại sao các tỉ lệ cổ vật về bình, lọ, nồi nếu so với thời hiện đại bây giờ vẫn rất đẹp. Các cụ từ ngàn xưa đã có gu thẩm mỹ như thế.”

Với việc công nhận dành cho Chõ gốm, TP.HCM chính thức có 17 bảo vật, trong tổng số 327 hiện vật, nhóm hiện vật của cả nước được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia, tính đến năm 2025.

Ông Phạm Định Phong, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và ông Nguyễn Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, trao Quyết định xếp hạng I đến ông Phạm Thành Nam - Giám đốc Bảo tàng Tôn Đức Thắng. Ảnh: Nguyễn Á

Bảo tàng Tôn Đức Thắng nâng hạng I

Cũng tại sự kiện, ông Hoàng Nghị, Trưởng phòng Quản lý Di sản văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, cũng đọc quyết định xếp hạng Bảo tàng hạng I đối với Bảo tàng Tôn Đức Thắng sau khi bảo tàng này được cải tạo nâng cấp thời gian qua.

Bảo tàng Tôn Đức Thắng đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định hiện hành về kiến trúc công trình, hạ tầng kỹ thuật, tài liệu, hiện vật, sẽ chính thức được thụ hưởng các chế độ, chính sách dành cho Bảo tàng hạng I trong hệ thống bảo tàng Việt Nam.

Trước đó, năm 2017, Bảo tàng đã được UBND TP.HCM xếp hạng Bảo tàng hạng II.

Với quyết định này, TP.HCM hiện có 5 bảo tàng được xếp hạng I gồm: Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Bảo tàng TP.HCM, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM và bảo tàng Tôn Đức Thắng.

Khai mạc trưng bày chuyên đề

Cùng ngày, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đã khai mạc trưng bày chuyên đề “Bảo vật Quốc gia – Những kiệt tác di sản tại TP.HCM”, lần đầu trưng bày 17 Bảo vật tại TP.HCM.

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc chuyên đề "Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản tại TP.HCM". Sự kiện sẽ diễn ra đến hết ngày 10.8.2025.

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc chuyên đề "Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản tại TP.HCM". Sự kiện sẽ diễn ra đến hết ngày 10.8.2025.

Với mục đích tôn vinh giá trị của bảo vật quốc gia, lần đầu tiên 17 bảo vật của các bảo tàng công lập và nhà sưu tập tư nhân tại TP.HCM được trưng bày cùng nhau, tạo nên một bức tranh tổng thể về lịch sử - văn hóa Việt Nam từ thời tiền sử đến hiện đại.

Đơn vị tổ chức khẳng định việc trưng bày nhằm tạo gắn kết hơn nữa trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc thông qua hình thức giao lưu giữa các bảo tàng thuộc Sở với bảo tàng ngoài công lập, sưu tập tư nhân nhằm tuyên truyền giới thiệu các bảo vật quốc gia, di sản văn hóa trên địa bàn thành phố.

Song song đó, việc quảng bá giới thiệu các bảo vật quốc gia nhân dịp quốc tế bảo tàng, được hi vọng sẽ nâng cao nhận thức bảo tồn di sản và phát huy bảo vật quốc gia giúp giáo dục lịch sử văn hóa mỹ thuật đến thế hệ trẻ.

Khách tham quan tại buổi khai mạc.

Khách tham quan tại buổi khai mạc.

“Đây là một sự kiện văn hóa quan trọng, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giúp công chúng hiểu rõ hơn về giá trị của di sản văn hóa dân tộc, góp phần lan tỏa ý thức bảo vệ, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa Việt Nam” thông báo của Ban Giám đốc bảo tàng.

“Di sản văn hóa là một trụ cột của văn hóa Việt Nam và trong lĩnh vực di sản văn hóa, bảo vật quốc gia là những di vật, hiện vật, mẫu vật, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu cho tinh hoa của dân tộc với giá trị nổi bật về lịch sử văn hóa, khoa học cần được bảo vệ một cách đặc biệt,” ông Nguyễn Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, phát biểu tại buổi khai mạc.

Ông Nhựt cho biết, trong không khí chuẩn bị kỷ niệm 327 năm ngày thành lập và phát triển của Sài Gòn- TP.HCM, kỷ niệm 49 năm ngày TP.HCM chính thức mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (2.7.1976-2.7.2025), Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM phối hợp với các đơn vị tổ chức liên quan tổ chức trưng bày chuyên đề Bảo vật Quốc gia tại TPHCM, những kiện tác di sản văn hóa.

“Chúng tôi hi vọng chuyên đề trưng bày hôm nay sẽ mang lại những cảm xúc sâu sắc đối với công chúng thưởng lãm. 17 bảo vật trưng bày lần này xuyên suốt chiều dài lịch sử xây dựng phát triển dân tộc từ thuở gốm Đông Sơn đến những hiện vật biểu tượng cho nền văn hóa Óc Eo (II-VIII), nền văn hóa Chămpa (VIII-X) và những mẫu vật truyền Nguyễn lưu lại và những tác phẩm nghệ thuật có giá trị rất cao của thời cận hiện đại”, ông Nhựt phát biểu.

Không gian trưng bày các bảo vật quốc gia.

Không gian trưng bày các bảo vật quốc gia.

Cũng theo ông Nhựt, chuyên đề trưng bày mong muốn góp phần tạo nhận thức và trách nhiệm của công chúng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử của các bảo vật quốc gia, cũng là cơ hội để người dân thành phố cùng tự hào, cùng chung tay bảo vệ những bảo vật mà mình đang sở hữu, khuyến khích sưu tầm thêm và bảo tồn tốt hơn những bảo vật có trên địa bàn trong không gian TP.HCM mới.

Các cơ sở hiện đang lưu giữ các bảo vật này gồm: Bảo tàng Lịch sử TP.HCM (12), Bảo tàng TP.HCM (2), Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (2) và nhà sưu tập tư nhân Phạm Gia Chi Bảo (1).

Tại triển lãm có 15 bảo vật trưng bày thực tế. Riêng hai bức tranh được trưng bày bằng hình thức kỹ thuật số, với mô hình 3D giúp người xem tìm hiểu sâu hơn các thông tin liên quan và xem cận cảnh các chiều của tác phẩm.

Trưng bày chuyên đề “Bảo vật Quốc gia – Những kiệt tác di sản tại TP.HCM” kéo dài từ 29.6.2025 đến hết ngày 10.8.2025 tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM (số 02 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1).

Quy trình bảo quản nghiêm ngặt theo nguyên tắc bảo quản hiện vật

Báo cáo về kết quả rà soát, đánh giá thực trạng công tác bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị bảo vật quốc gia trên địa bàn TP.HCM, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM trước đó cho biết, Các bảo vật được Bảo tàng Lịch sử TP.HCM trưng bày, bảo quản tại 2 phòng Văn hóa Óc Eo và Chămpa, trong các tủ kính cường lực, bảo vệ bằng khung kính, một số hiện vật gỗ bên ngoài có khung chắn bằng kim loại, có camera giám sát 24/24, bố trí bảo vệ thường trực trang bị bộ đàm. Bảo tàng thực hiện đầy đủ, đúng quy trình và tuân thủ đúng quy định về nguyên tắc bảo quản hiện vật.

Hai bảo vật trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM cũng được kiểm tra thường xuyên, bảo quản phòng ngừa đảm bảo quy định. Hiện các tác phẩm vẫn giữ nguyên hiện trạng. Rào chắn điện tử sử dụng tia hồng ngoại cảnh báo, hệ thống camera giám sát, bảo vệ giám sát thường xuyên, hệ thống phòng cháy chữa cháy bằng khí FM cũng được Bảo tàng triển khai.

Với hai bảo vật quốc gia trưng bày tại Bảo tàng TP.HCM được bảo quản trong hệ thống tủ trưng bày chắc chắn, lắp đặt hệ thống báo động, bố trí camera an ninh.

Khách tham quan trao đổi về các bảo vật trưng bày trong chuyên đề.

Khách tham quan trao đổi về các bảo vật trưng bày trong chuyên đề.

Với bảo vật quốc gia Chõ gốm, được trưng bày tại không gian sưu tập tư nhân Phạm Gia Chi Bảo, được bảo vệ trong kính cường lực, có camera giám sát 24/24, trang bị máy điều hòa, máy đo nhiệt độ, độ ẩm.

Các đơn vị này đều phương án bảo đảm an ninh, an toàn và biện pháp ứng phó rủi ro đối với việc lưu giữ, bảo quản các bảo vật.

Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cũng cho biết, hiện nay các bảo tàng, sưu tập tư nhân đang lưu giữ bảo vật quốc gia tiếp tục nghiên cứu xây dựng hoàn thiện phương án bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị bảo vật quốc gia, trong đó, có đầu tư trang thiết bị lắp đặt các thiết bị bảo vệ, trưng bày hiện đại, hợp quy chuẩn quốc tế đối với các bảo vật quốc gia trên hệ thống trưng bày. Đồng thời, trang bị các thiết bị hỗ trợ duy trì môi trường bảo quản hiện vật, ánh sáng đạt chuẩn theo đúng yêu cầu kỹ thuật bảo quản.

Các bảo vật quốc gia được trưng bày tại triển lãm (thông tin chi tiết tham khảo tại đây):

Chõ gốm, văn hóa Đông Sơn, niên đại khoảng 2.500 – 2.000 trước, thuộc sưu tập tư nhân Phạm Gia Chi Bảo, được công năm 2024.

Chõ gốm, văn hóa Đông Sơn, niên đại khoảng 2.500 – 2.000 trước, thuộc sưu tập tư nhân Phạm Gia Chi Bảo, được công năm 2024.

Tượng thần Surya, văn hóa Óc Eo thế kỷ VI – VII, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, công nhận năm 2012.

Tượng thần Surya, văn hóa Óc Eo thế kỷ VI – VII, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, công nhận năm 2012.

Tượng nữ thần Durga, Văn hóa Óc Eo, thế kỷ VII-VIII, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, được công nhận năm 2013.

Tượng nữ thần Durga, Văn hóa Óc Eo, thế kỷ VII-VIII, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, được công nhận năm 2013.

 Tượng Phật Sơn Thọ, văn hóa Óc Eo, thế kỷ VI – VII, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, được công nhận năm 2018.

Tượng Phật Sơn Thọ, văn hóa Óc Eo, thế kỷ VI – VII, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, được công nhận năm 2018.

Tượng Avalokitesvara, văn hóa Ốc Eo thế kỷ VIII-IX, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, được công nhận năm 2013.

Tượng Avalokitesvara, văn hóa Ốc Eo thế kỷ VIII-IX, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, được công nhận năm 2013.

Tượng Avalokitesvara Hoài Nhơn, văn hóa Chămpa, thế kỷ VIII- IX, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, được công năm 2013.

Tượng Avalokitesvara Hoài Nhơn, văn hóa Chămpa, thế kỷ VIII- IX, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, được công năm 2013.

Tượng Avalokitesvara Đại Hữu, văn hóa Chămpa, thế kỷ X, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, được công nhận năm 2013.

Tượng Avalokitesvara Đại Hữu, văn hóa Chămpa, thế kỷ X, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, được công nhận năm 2013.

 Tượng Phật Đồng Dương, văn hóa Chămpa, thế kỷ VIII –IX, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, được công nhận năm 2012.

Tượng Phật Đồng Dương, văn hóa Chămpa, thế kỷ VIII –IX, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, được công nhận năm 2012.

Tượng Nữ thần Devi, văn hóa Chămpa, thế kỷ X, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, được công nhận năm 2012.

Tượng Nữ thần Devi, văn hóa Chămpa, thế kỷ X, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, được công nhận năm 2012.

Tượng thần Vishnu, văn hóa Óc Eo, thế kỷ II – V, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, được công nhận năm 2012.

Tượng thần Vishnu, văn hóa Óc Eo, thế kỷ II – V, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, được công nhận năm 2012.

Tượng Phật Sa Đéc, văn hóa Ốc Eo, thế kỷ IV, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, được công nhận năm 2013.

Tượng Phật Sa Đéc, văn hóa Ốc Eo, thế kỷ IV, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, được công nhận năm 2013.

Tượng Phật Bình Hòa, văn hóa Ốc Eo, thế kỷ IV – VI, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, được công nhận năm 2013.

Tượng Phật Bình Hòa, văn hóa Ốc Eo, thế kỷ IV – VI, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, được công nhận năm 2013.

Tượng Phật Lợi Mỹ, văn hóa Óc Eo, thế kỷ IV – VI, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, được công nhận năm 2012.

Tượng Phật Lợi Mỹ, văn hóa Óc Eo, thế kỷ IV – VI, thuộc Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, được công nhận năm 2012.

 Ấn “Lương Tài Hầu chi ấn” năm 1833, thuộc Bảo tàng TP.HCM, được công nhận năm 2020.

Ấn “Lương Tài Hầu chi ấn” năm 1833, thuộc Bảo tàng TP.HCM, được công nhận năm 2020.

Khuôn in “Tín phiếu mệnh giá 5 đồng”, năm 1947, thuộc Bảo tàng TP.HCM, được công nhận năm 2018.

Khuôn in “Tín phiếu mệnh giá 5 đồng”, năm 1947, thuộc Bảo tàng TP.HCM, được công nhận năm 2018.

Tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, thực hiện từ năm 1969 đến 1989. Hiện vật thuộc Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM, được công nhận năm 2013. Thể hiện bằng kỹ thuật số.

Tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, thực hiện từ năm 1969 đến 1989. Hiện vật thuộc Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM, được công nhận năm 2013. Thể hiện bằng kỹ thuật số.

Tranh "Thanhniên thành đồng” của họa sĩ Nguyễn Sáng, phác thảo năm 1967, hoàn thành năm 1978. Hiện vật thuộc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, được công nhận năm 2017. Thể hiện bằng kỹ thuật số.

Tranh "Thanhniên thành đồng” của họa sĩ Nguyễn Sáng, phác thảo năm 1967, hoàn thành năm 1978. Hiện vật thuộc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, được công nhận năm 2017. Thể hiện bằng kỹ thuật số.

Lan Chi

Nguồn Người Đô Thị: https://nguoidothi.net.vn/lan-dau-trung-bay-17-bao-vat-quoc-gia-tai-tp-hcm-48856.html
Zalo