Kỳ bí suối 'cá thần' ở cửa ngõ xứ Thanh

Cùng với suối 'cá thần' nổi tiếng ở huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa còn có thêm một suối 'cá thần' mới, nằm ở cửa ngõ phía Bắc giáp Ninh Bình.

Đền Rồng - đền Nước thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung. Trong đó, đền Rồng thờ Mẫu Thượng Ngàn, đền Nước thờ Mẫu Thoải. Đây hai ngôi đền thiêng nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thanh Hóa. Ảnh: Đình Minh

Đền Rồng - đền Nước thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung. Trong đó, đền Rồng thờ Mẫu Thượng Ngàn, đền Nước thờ Mẫu Thoải. Đây hai ngôi đền thiêng nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thanh Hóa. Ảnh: Đình Minh

Theo ông Đào Văn Canh (68 tuổi, trú thôn Nghĩa Đụng, xã Hà Long), là người trông coi 2 hai ngôi đền này cho biết: Đền được nhân dân xây dựng từ thế kỷ XVI với thế tựa lưng vào núi, hướng mặt ra dòng suối xanh.

Theo ông Đào Văn Canh (68 tuổi, trú thôn Nghĩa Đụng, xã Hà Long), là người trông coi 2 hai ngôi đền này cho biết: Đền được nhân dân xây dựng từ thế kỷ XVI với thế tựa lưng vào núi, hướng mặt ra dòng suối xanh.

Năm 1993, 2 ngôi đền này được công nhận di tích danh thắng cấp tỉnh. Đáng chú ý, cách đền Rồng khoảng 500m là đền Nước, nằm sát với một con suối quanh năm xanh mát, nước trong vắt. Ảnh: Đình Minh

Năm 1993, 2 ngôi đền này được công nhận di tích danh thắng cấp tỉnh. Đáng chú ý, cách đền Rồng khoảng 500m là đền Nước, nằm sát với một con suối quanh năm xanh mát, nước trong vắt. Ảnh: Đình Minh

Khoảng 10 năm trở lại đây, con suối dưới chân đền Nước xuất hiện một đàn 'cá thần' hàng nghìn con, có trọng lượng khoảng từ 2 - 5kg. Ảnh: Đình Minh

Khoảng 10 năm trở lại đây, con suối dưới chân đền Nước xuất hiện một đàn 'cá thần' hàng nghìn con, có trọng lượng khoảng từ 2 - 5kg. Ảnh: Đình Minh

Đàn cá có vây, miệng có màu hồng, thân cá có màu lấp lánh ánh vàng. Cá sống trong hang, ngày ngày bơi ra dòng nước quanh đền ở một đoạn suối Khe Năn dài hơn 100m và thức ăn chính là lá cây. Ảnh: Đình Minh

Đàn cá có vây, miệng có màu hồng, thân cá có màu lấp lánh ánh vàng. Cá sống trong hang, ngày ngày bơi ra dòng nước quanh đền ở một đoạn suối Khe Năn dài hơn 100m và thức ăn chính là lá cây. Ảnh: Đình Minh

Đào Văn Canh, người trông coi đền cho biết: Ban đầu, cá tại đây chỉ là một đàn nhỏ nhưng theo năm tháng, đàn cá ngày càng nhiều. Ảnh: Đình Minh

Đào Văn Canh, người trông coi đền cho biết: Ban đầu, cá tại đây chỉ là một đàn nhỏ nhưng theo năm tháng, đàn cá ngày càng nhiều. Ảnh: Đình Minh

'Đàn cá sống ở trong hang núi, ban ngày ra ngoài bơi lượn, ban đêm lại nấp vào hang. Ở đây, người dân coi cá này là cá thần nên không dám bắt, không dám ăn. Từ ngày có đàn cá, 2 ngôi đền có nhiều du khách đến thăm quan, du lịch hơn', ông Canh chia sẻ. Ảnh: Đình Minh

'Đàn cá sống ở trong hang núi, ban ngày ra ngoài bơi lượn, ban đêm lại nấp vào hang. Ở đây, người dân coi cá này là cá thần nên không dám bắt, không dám ăn. Từ ngày có đàn cá, 2 ngôi đền có nhiều du khách đến thăm quan, du lịch hơn', ông Canh chia sẻ. Ảnh: Đình Minh

Thông tin từ Văn phòng UBND huyện Hà Trung, với sự xuất hiện của đàn cá thần, cụm di tích đền Rồng - đền Nước được kỳ vọng sẽ đón được nhiều du khách hơn, trở thành điểm đến thú vị trên bản đồ du lịch tâm linh xứ Thanh. Ảnh: Đình Minh

Thông tin từ Văn phòng UBND huyện Hà Trung, với sự xuất hiện của đàn cá thần, cụm di tích đền Rồng - đền Nước được kỳ vọng sẽ đón được nhiều du khách hơn, trở thành điểm đến thú vị trên bản đồ du lịch tâm linh xứ Thanh. Ảnh: Đình Minh

Đình Minh

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/ky-bi-suoi-ca-than-o-cua-ngo-xu-thanh-10284813.html
Zalo