Khi công nghệ số mang 'gương mặt con người'
Trong xu thế chuyển đổi số đang định hình lại mọi mặt của đời sống hiện đại, Việt Nam đã lựa chọn một hướng đi đặc biệt: đặt con người ở trung tâm của mọi tiến trình đổi mới...
Phổcập kỹ năng số - không ai bị bỏ lại phía sau
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và Cách mạngcông nghiệp 4.0, khái niệm “chuyển đổi số nhân văn” đang dần trở thành xu hướngphát triển được nhiều quốc gia chú trọng. Tại Việt Nam, tư duy này không chỉ hiệndiện trong các văn kiện chiến lược, mà còn thấm sâu trong định hướng của Đảng,Chính phủ và các Bộ, ngành trong quá trình hoạch định chính sách khoa học côngnghệ và chuyển đổi số.
Tại nhiều diễn đàn gần đây, các nhà quảnlý và chuyên gia đều nhấn mạnh: công nghệ dù hiện đại đến đâu cũng không có ýnghĩa nếu không mang lại giá trị thiết thực cho con người. Phó Thủ tướng Trần HồngHà từng khẳng định: “Công nghệ là để giải phóng sức lao động, phục vụ cuộc sống,chứ không phải để thay thế hay làm méo mó các giá trị nhân bản”.
Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị vềphát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệplần thứ tư, gắn với phát triển kinh tế số, xã hội số, đã đặt ra định hướng thenchốt, dài hạn cho sự phát triển bền vững và nhân văn trong chuyển đổi số.
Trong Chiến lược quốc gia phát triển khoahọc, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, Chính phủ xác định khoa học -công nghệ là động lực, nhưng phải đi cùng định hướng nhân văn và bền vững.Chương trình chuyển đổi số quốc gia cũng nêu rõ: “Chuyển đổi số toàn diện phảiđi kèm bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo đảm an toàn thông tin và thúc đẩy bình đẳngtiếp cận giữa các vùng miền, giới tính, đối tượng xã hội”. Công nghệ không chỉlà công cụ, mà phải là phương tiện nâng cao quyền con người - từ quyền được tiếpcận dịch vụ công đến quyền được bảo vệ thông tin cá nhân, quyền học tập, làm việcvà mưu cầu hạnh phúc trong môi trường số.
Chương trình “Chuyển đổi số cộng đồng”,các mô hình “Tổ công nghệ số cộng đồng”, “Cẩm nang số cho người dân”,… đang đượctriển khai ở nhiều tỉnh, thành là những nỗ lực thiết thực để xây dựng năng lựcsố cho mọi người, từ người nông dân, tiểu thương đến người cao tuổi.
Một dấu mốc lịch sử, đó là từ ngày1/7/2025, Việt Nam chính thức thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (tỉnh- xã), sau khi sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trong bối cảnh đó,chuyển đổi số đóng vai trò then chốt để nâng cao hiệu quả quản trị, đồng thời bảođảm người dân được phục vụ nhanh chóng, minh bạch và thuận tiện hơn.
Chuyển đổi số trong chính quyền 2 cấpkhông chỉ là ứng dụng công nghệ vào quy trình hành chính, mà còn là cuộc cảicách toàn diện từ tư duy đến cách thức vận hành chính quyền, hướng tới một nềnhành chính “không giấy tờ, không tiếp xúc, không chờ đợi”.
Chuyển đổi số trong mô hình chính quyền 2cấp không đơn thuần là số hóa các thủ tục hành chính, mà là chuyển đổi tư duyphục vụ. Một hệ thống công quyền hiện đại chỉ thực sự “số” khi người dân cảm thâýđược phục vụ nhanh hơn, minh bạch hơn và gần gũi hơn.
Thực tế cho thấy, chuyển đổi số đang diễnra nhanh chóng ở các thành phố lớn, trong khi tại vùng sâu, vùng xa, người dâncòn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận công nghệ và dịch vụ số. Những nhóm yêúthế như người cao tuổi, người khuyết tật hay lao động phi chính thức vẫn còn nằmngoài “vùng phủ sóng” của chuyển đổi số. Nếu không có những chính sách đồng bộvà tiếp cận phù hợp, quá trình chuyển đổi số có thể khiến một bộ phận người dânbị bỏ lại phía sau.
Bởi thế, phong trào “Bình dân học vụ số”được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chính thức phát động vào ngày26/3/2025, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước trong kỷ nguyên số.Phong trào nhằm phổ cập kiến thức, kỹ năng số cho toàn dân, đặc biệt chú trọngtới người yếu thế, vùng sâu, vùng xa, với mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sautrong hành trình chuyển đổi số quốc gia. Thấm đẫm tinh thần nhân đạo, khai trívà khai phóng con người, phong trào “Bình dân học vụ số” là sự kế thừa và pháttriển tinh thần của phong trào “Bình dân học vụ” cách đây 80 năm, một trong bacuộc chiến “chống giặc” (giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm) được Chủ tịch HồChí Minh phát động nhằm xóa nạn mù chữ sau Cách mạng Tháng Tám.
Thủ tướng đã khẳng định: “Phong trào khôngchỉ là nhiệm vụ chính trị, mà là mệnh lệnh của trái tim, là tư duy thông minh củakhối óc, hành động quyết liệt của mỗi người dân”. Chính từ tầm nhìn đó, “Bìnhdân học vụ số” không chỉ là chiến lược số, mà còn là biểu tượng của lòng nhânái, tinh thần vì cộng đồng và quyết tâm vì một Việt Nam hùng cường trong kỷnguyên số.
Bảo vệ dữ liệu cá nhân - bước đi nhân văn thiết thực
Giữa bối cảnh an ninh mạng đang trở nênnóng bỏng, tính nhân văn trong chuyển đổi số còn thể hiện ở việc bảo vệ quyềnriêng tư, an toàn dữ liệu cá nhân, bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin, sử dụngdịch vụ công, học tập, làm việc và thụ hưởng các thành quả của công nghệ số mộtcách bình đẳng.
Để hiện thực hóa định hướng đó, các giảipháp chuyển đổi số phải được thiết kế theo hướng thân thiện, dễ tiếp cận, đơngiản hóa thao tác để người dân ở mọi độ tuổi, trình độ đều có thể sử dụng. Cầnđẩy mạnh đào tạo kỹ năng số cơ bản trong cộng đồng, hỗ trợ người dân sử dụng dịchvụ công trực tuyến, thanh toán số, chăm sóc sức khỏe từ xa hay tiếp cận giáo dụcmở.
Việc xây dựng chính phủ số, đô thị thôngminh hay nền kinh tế số đều phải đặt người dân là trung tâm phục vụ. Dữ liệu phảiđược dùng để nâng cao chất lượng sống, tối ưu hóa dịch vụ, thay vì chỉ phục vụquản lý hành chính. Các nền tảng công nghệ cũng cần đi kèm các chuẩn mực đạo đứcsố, khuyến khích ứng xử văn minh, chống lại các biểu hiện tiêu cực như bắt nạttrực tuyến, lừa đảo công nghệ cao.
Một trong những minh chứng điển hình cho địnhhướng nhân văn trong chuyển đổi số của Việt Nam là việc ban hành Nghị định về bảovệ dữ liệu cá nhân, có hiệu lực từ năm 2024. Đây được coi là một bước đi quantrọng nhằm khẳng định nguyên tắc: dữ liệu là quyền, không phải là tài sản có thểbị khai thác với những ẩn họa khôn lường.
Và gần đây nhất, Quốc hội thông qua Luật Bảovệ dữ liệu cá nhân. Với 433/435 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hôịđã thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân vào ngày 26/6. Luật có hiệu lực thihành từ ngày 1/1/2026.
Việc ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân2025 không chỉ là bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luậtvề chuyển đổi số, mà còn thể hiện rõ tư tưởng nhân văn, đề cao quyền con người,quyền riêng tư và tự do cá nhân trong thời đại số.
Luật xác định dữ liệu cá nhân là tài sản gắnliền với nhân phẩm và danh dự của mỗi người. Theo đó, quyền của chủ thể dữ liêụcá nhân được quy định rõ ràng và đầy đủ, bao gồm: Quyền được biết về việc dữ liêụcá nhân của mình đang bị xử lý ra sao. Quyền đồng ý hoặc từ chối, quyền rút lạisự đồng ý đối với hoạt động xử lý dữ liệu. Quyền chỉnh sửa, yêu cầu xóa bỏ, giơíhạn, phản đối việc xử lý dữ liệu. Quyền khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thườngthiệt hại khi bị xâm phạm.
Luật cũng đề cao nghĩa vụ của công dân,yêu cầu mỗi người phải: Chủ động bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình. Tôn trọng vàkhông xâm phạm dữ liệu cá nhân của người khác. Trung thực, chính xác khi cung cấpthông tin cá nhân cho các bên xử lý dữ liệu. Điều này thúc đẩy một xã hội cótrách nhiệm, văn minh, trong đó sự tự do cá nhân đi đôi với trách nhiệm cánhân, góp phần xây dựng niềm tin số giữa con người với con người, giữa công dânvà Nhà nước, giữa người dân và doanh nghiệp.
Luật quy định trách nhiệm của các cơ quan,tổ chức, cá nhân là không được cản trở, gây khó khăn cho việc thực hiện quyền củangười dân đối với dữ liệu cá nhân. Các bên kiểm soát dữ liệu phải phản hồi kịpthời yêu cầu chính đáng của người dân.
Ngoài ra, Luật nghiêm cấm các hành vi: Xửlý dữ liệu cá nhân để chống phá Nhà nước hoặc ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân. Mua bán, chiếm đoạt, cố ý làm lộ hoặc làm mất dữ liêụcá nhân. Lạm dụng bảo vệ dữ liệu cá nhân để vi phạm pháp luật. Các quy định nàythể hiện sự nghiêm minh của pháp luật trong việc bảo vệ quyền riêng tư như mộtquyền thiêng liêng của mỗi con người, đồng thời tạo ra một không gian số antoàn, tin cậy.
Luật áp dụng không chỉ với công dân ViệtNam, mà còn mở rộng đối tượng đến: Người gốc Việt chưa có quốc tịch đang sinh sốngtại Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến việc xử lý dữ liêụcủa công dân Việt Nam. Điều này khẳng định một nguyên tắc nhân văn quan trọng:mọi cá nhân, không phân biệt quốc tịch, đều xứng đáng được bảo vệ quyền riêngtư và nhân phẩm.
Ngày nay, dữ liệu cá nhân trở thành tài sảnkỹ thuật số quý giá, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025 ra đời là một cam kết mạnhmẽ của Nhà nước trong việc đặt con người làm trung tâm của mọi chính sách số.Không chỉ tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi số an toàn, Luật còn góp phần địnhhình một xã hội số tôn trọng quyền cá nhân, tôn trọng sự khác biệt và thúc đâỷsự phát triển hài hòa giữa công nghệ và đạo lý.
Trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và công nghệ giám sát, nếu không có giới hạn đạo đức rõ ràng, quyền riêng tư và tự do cá nhân rất dễ bị xâm phạm. Việc Việt Nam sớm xây dựng hành lang pháp lý về dữ liệu cá nhân là biểu hiện cụ thể của tư duy chuyển đổi số nhân văn, lấy bảo vệ con người làm ưu tiên.Đặc biệt, với nhóm người yếu thế như trẻ em, người cao tuổi, người dân ở vùng sâu, vùng xa, bảo vệ họ trong môi trường số đòi hỏi cả hệ thống chính sách phải đặt trách nhiệm đạo đức và nhân văn lên hàng đầu.Việt Nam đã và đang cho thấy một hướng đi rõ ràng: kết hợp công nghệ hiện đại với tư tưởng nhân văn sâu sắc, bảo đảm mọi thay đổi về tổ chức và kỹ thuật đều phải xoay quanh một trục cốt lõi, quyền lợi và sự thuận tiện của người dân. Chuyển đổi số thành công không chỉ là khi có nhiều phần mềm, nhiều nền tảng, mà là khi mọi người dân đều cảm thấy an toàn, thuận tiện, được tôn trọng và được trao quyền trong môi trường số. Đó là bản chất sâu xa của chuyển đổi số nhân văn và cũng là con đường Việt Nam đang kiên định theo đuổi...