Khảo sát 5 yếu tố về tôn giáo ở khu vực phía Nam và Đông Nam Á

Gần đây, theo báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center, Pew), trên khắp khu vực phía Nam và Đông Nam Á, các quốc gia có rất nhiều thành phần tôn giáo khác nhau, tuy nhiên vẫn có những điểm tương đồng trong cách họ thực hành và tư duy về tôn giáo.

Mục lục bài viết

1. Khảo sát, so sánh và đối chiếu về các tôn giáo khác nhau.
2. Khảo sát thực địa 5 trong 6 quốc gia.
3. Khoan dung với các tôn giáo khác.
4. Đa số ở các quốc gia, thành viên tôn giáo liên kết chặt chẽ bản sắc tôn giáo và quốc gia dân tộc.
5. Tín đồ Hồi giáo có tỷ lệ cao trong việc ủng hộ các nhà lãnh đạo tôn giáo tham gia chính trị.

Gần đây, theo báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center, Pew), trên khắp khu vực phía Nam và Đông Nam Á, các quốc gia có rất nhiều thành phần tôn giáo khác nhau, tuy nhiên vẫn có những điểm tương đồng trong cách thực hành và tư duy về tôn giáo.

Tác giả: Jonathan Evans
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Pew Research Center

Gần đây, theo báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center, Pew), trên khắp khu vực phía Nam và Đông Nam Á, các quốc gia có rất nhiều thành phần tôn giáo khác nhau, tuy nhiên vẫn có những điểm tương đồng trong cách họ thực hành và tư duy về tôn giáo.

Chúng tôi đã thực hiện điều này như thế nào?

Trung tâm Pew chúng tôi đã thực địa khảo sát ba quốc gia có đa số người dân là phật tử (Campuchia, Sri Lanka và Thái Lan) và hai quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi (Malaysia và Indonesia), cũng như quốc gia đa dạng về tôn giáo là đảo quốc Sư tử Singapore. Chúng tôi thấy rằng người dân ở 6 quốc gia này có xu hướng tôn giáo cao, thường gắn bó giữa tôn giáo với bản sắc dân tộc của họ.

Sau đây là 5 phát hiện chính từ báo cáo, dựa trên 13.000 câu phỏng vấn và trả lời được thu thập vào mùa hè năm 2022.

1. Khảo sát, so sánh và đối chiếu về các tôn giáo khác nhau.

Ví dụ, hầu hết người công dân ở cả 6 quốc gia – bao gồm cả những quốc gia ở Indonesia và Malaysia gần như nhất trí – đều cho biết rằng, họ tin vào đức Chúa hoặc những sinh vật vô hình thiêng liêng. Một nửa hoặc nhiều hơn ở mỗi quốc gia, người dân họ cho biết rằng bùa chú, lời nguyền hoặc pháp thuật khác có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Đa số ở 5 trong số 6 quốc gia mà Trung tâm Pew chúng tôi đã thực địa khảo sát, họ cho biết rằng tôn giáo rất quan trọng trong cuộc sống của họ, bao gồm 9 trên 10 quốc gia trở lên ở Indonesia và Sri Lanka. Tuy nhiên, chỉ có 36% người dân đảo quốc Sư tử Singapore trưởng thành đều cho biết điều này.

Tỷ lệ thực hành tôn giáo cụ thể thường liên quan đến thành phần tôn giáo của mỗi quốc gia. Ví dụ, những người phật tử ở Nam Á có nhiều khả năng thắp nén hương lòng, xông hương đức hạnh dâng lên đấng bề trên nhiều hơn những người tín đồ của các tôn giáo đạo Hindu, Thiên chúa giáo hoặc đạo Hồi, và đa số ở các quốc gia có đa số phật tử như các quốc gia Phật giáo Campuchia, Sri Lanka và Thái Lan cho biết họ thắp nén hương lòng, xông hương đức hạnh dâng lên mười phương chư Phật và Hiền Thánh tăng.

Ngược lại, tín đồ Hồi giáo trong khu vực có nhiều khả năng hơn những tín đồ đạo Hindu, Cơ đốc giáo hoặc đạo Phật cho biết rằng, họ niệm kinh, cầu nguyện ít nhất một lần mỗi ngày. Trong khi thực địa khảo sát cho thấy, việc niệm kinh, cầu nguyện hàng ngày phổ biết nhất là ở Indonesia và Malaysia, hai quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi.

(Chú thích ảnh: Cuộc khảo sát về niềm tin vào Chúa hay niềm tin của họ về sự tồn tại của thế giới vô hình, những vị thần những linh hồn.)

(Chú thích ảnh: Cuộc khảo sát về niềm tin vào Chúa hay niềm tin của họ về sự tồn tại của thế giới vô hình, những vị thần những linh hồn.)

2. Khảo sát thực địa 5 trong 6 quốc gia.

(Chú thích ảnh: Cuộc khảo sát được thực hiện vào ngày 1/6, ngày 4/9/2022. Đối tượng khảo sát là người trưởng thành thuộc 6 quốc gia phía Nam và khu vực Đông Nam Á. Tham khảo phương pháp luận chi tiết “Phật giáo, Hồi giáo và đa nguyên tôn giáo ở khu vực phía Nam và Đông Nam Á”)

(Chú thích ảnh: Cuộc khảo sát được thực hiện vào ngày 1/6, ngày 4/9/2022. Đối tượng khảo sát là người trưởng thành thuộc 6 quốc gia phía Nam và khu vực Đông Nam Á. Tham khảo phương pháp luận chi tiết “Phật giáo, Hồi giáo và đa nguyên tôn giáo ở khu vực phía Nam và Đông Nam Á”)

Gần như tất cả những người trưởng thành vẫn đồng nhất với tôn giáo nơi họ sinh ra và lớn lên. Chỉ ở quốc đảo Sư tử Singapore có một tỷ lệ khá lớn những người trưởng thành (36%) cho biết rằng tôn giáo đã giúp họ thay đổi suốt đời trong cuộc sống.

Trên thực tế, nhiều người trong khu vực cho biết rằng, việc người dân từ bỏ tôn giáo hoặc chuyển đổi sang một tôn giáo khác là không thể chấp nhận được. Chẳng hạn, ở Indonesia, 92% người Hồi giáo cho biết rằng, việc một người rời bỏ đạo Hồi là không thể chấp nhận được, 83% tín đồ Cơ đốc giáo cho biết rằng việc rời bỏ đạo Cơ đốc để chuyển sang một tôn giáo khác là không thể chấp nhận được.

Đối với hầu hết người dân trong khu vực, những bản sắc tôn giáo này không chỉ là tôn giáo. Thật như thế, hầu hết những người trưởng thành đều tuyên bố có tôn giáo và họ đều cho biết rằng, truyền thống của họ (ví dụ như đạo Phật hay Hồi giáo) không chỉ là tôn giáo mà họ chọn theo, mà còn là truyền thống gia đình mà họ phải tuân theo, dân tộc mà họ sinh ra hoặc một phần của nền văn hóa mà họ đang theo. Nhiều người cho biết rằng bản sắc tôn giáo của họ bao gồm cả bốn yếu tố này.

3. Khoan dung với các tôn giáo khác.

Ví dụ, trong tất cả các nhóm tôn giáo lớn, hầu hết mọi người đều cho biết rằng, họ sẵn sàng chấp nhận các thành viên của các cộng đồng tôn giáo khác nhau làm đạo hữu hàng xóm với nhau. Hầu hết đa số các quốc gia đều đồng ý rằng các tôn giáo khác đều tương thích với văn hóa và giá trị của quốc gia dân tộc của họ.

Tuy nhiên, đối với một số câu phỏng vấn, phần lớn người tuổi cao ít cởi mở hơn với các tôn giáo khác. Ví dụ, 45% phật tử Sri Lanka cho biết rằng Hồi giáo không tương thích với các giá trị của Sri Lanka, trong khi 38% tín đồ Hồi giáo Indonesia cho biết rằng, đạo Phật không tương thích với văn hóa Indonesia.

4. Đa số ở các quốc gia, thành viên tôn giáo liên kết chặt chẽ bản sắc tôn giáo và quốc gia dân tộc.

Ví dụ, gần 8/10 người Hồi giáo ở Malaysia cho biết rằng, việc một công dân Malaysia trở thành tín đồ Hồi giáo thực sự là rất quan trọng. Tỷ lệ tương tự của Phật tử Vương quốc Phật giáo Campuchia và Vương quốc Phật giáo Thái Lan cho biết rằng, việc trở thành phật tử là rất quan trọng để chia sẻ bản sắc dân tộc.

Nhiều người thuộc mỗi đa số tôn giáo cũng đã cho biết rằng, họ muốn luật pháp của xã hội phải dựa trên giáo lý tôn giáo của họ. Khoảng 96% Phật tử Vương quốc Phật giáo Campuchia ủng hộ việc xây dựng luật pháp quốc gia dựa trên nền tảng phật pháp và 86% tín đồ Hồi giáo ở Malaysia ủng hộ việc đưa Đạo luật Hồi giáo Sharia, một bộ luật và các quy tắc trong đời sống hàng ngày của người Hồi giáo trở thành chính thức của đất nước.

Những người có cả hai quan điểm này nổi bật hơn so với những thành viên khác trong tôn giáo của họ. Nhìn chung, họ có tính tôn giáo hơn, ít muốn có hàng xóm thuộc các tôn giáo thiểu số hơn và có nhiều khả năng ủng hộ sự tham gia của các nhà lãnh đạo tôn giáo vào chính trị.

(Chú thích ảnh: Ở Thái Lan, Campuchia, SriLanka, người được hỏi trả lời về tầm quan trọng của việc theo đạo Phật đối với bản sắc dân tộc dựa trên luật Phật giáo. Tại Indonesia và Malaysia, người được hỏi trả lời về việc theo đạo Hồi đối với bản sắc dân tộc. Tại Indonesia và Malaysia, người được hỏi trả lời về tầm quan trọng của việc theo đạo Hồi đối với bản sắc dân tộc và biến Shria trở thành bộ luật chính thức của nước này).

(Chú thích ảnh: Ở Thái Lan, Campuchia, SriLanka, người được hỏi trả lời về tầm quan trọng của việc theo đạo Phật đối với bản sắc dân tộc dựa trên luật Phật giáo. Tại Indonesia và Malaysia, người được hỏi trả lời về việc theo đạo Hồi đối với bản sắc dân tộc. Tại Indonesia và Malaysia, người được hỏi trả lời về tầm quan trọng của việc theo đạo Hồi đối với bản sắc dân tộc và biến Shria trở thành bộ luật chính thức của nước này).

5. Tín đồ Hồi giáo có tỷ lệ cao trong việc ủng hộ các nhà lãnh đạo tôn giáo tham gia chính trị.

Trung tâm Pew đã khảo sát ở tất cả các quốc gia thấy rằng chưa đến một nửa số phật tử, bao gồm 38% phật tử Malaysia, họ nghĩ rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo nên là chính trị gia. Ngược lại, tín đồ Hồi giáo ủng hộ các nhà lãnh đạo tôn giáo là chính trị gia nhiều hơn, với 58% tín đồ Hồi giáo Malaysia cho biết điều này.

Tương tự như thế, tín đồ Hồi giáo có nhiều khả năng hơn tín đồ phật tử trong khu vực, khi họ cho biết rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo nên là chính trị gia công khai diễn thuyết về chính trị mà họ ủng hộ hoặc nên tham gia vào các cuộc biểu tình chính trị.

Ví dụ, 43% tín đồ Hồi giáo Sri Lanka cho rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo nên tham gia vào các cuộc biểu tình chính trị, so với 22% phật tử Sri Lanka.

Tuy nhiên, hơn một nửa số người được phỏng vấn thuộc tất cả các nhóm tôn giáo lớn trong khu vực – ngoại trừ những công dân Singapore không theo tôn giáo nào (48) – họ cho biết rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo nên tham gia bầu cử và ứng cử.

Tác giả: Jonathan Evans
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Pew Research Center

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/khao-sat-5-yeu-to-ve-ton-giao-o-khu-vuc-phia-nam-va-dong-nam-a.html
Zalo