Khám phá những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên trái đất

Trong khi có những khu vực tuyết rơi dày đặc với cái lạnh băng giá của mùa đông, thì lại có những nơi nắng nóng rừng rực với nhiệt độ cực cao...

Thung lũng Tử thần, Mỹ: Thung lũng Chết nằm ở California. Năm 1913, nhiệt độ cao nhất ở tây bán cầu được ghi nhận ở 56,7 độ C. Nhiệt độ trung bình vào tháng 7 ở đây là 46 độ C ban ngày và giảm xuống 31 độ C vào ban đêm.

Thung lũng Tử thần, Mỹ: Thung lũng Chết nằm ở California. Năm 1913, nhiệt độ cao nhất ở tây bán cầu được ghi nhận ở 56,7 độ C. Nhiệt độ trung bình vào tháng 7 ở đây là 46 độ C ban ngày và giảm xuống 31 độ C vào ban đêm.

El Azizia, Libya: El Azizia được coi là nơi nóng nhất trên hành tinh. Năm 1922, một trạm thời tiết địa phương ghi nhận nhiệt độ tại đây là 57,8 độ C. Thậm chí, khi đo trong bóng râm ở độ cao cách mặt đất 5m, người ta ghi nhận nhiệt độ thực tế của ngày hôm đó là 66 độ C.

El Azizia, Libya: El Azizia được coi là nơi nóng nhất trên hành tinh. Năm 1922, một trạm thời tiết địa phương ghi nhận nhiệt độ tại đây là 57,8 độ C. Thậm chí, khi đo trong bóng râm ở độ cao cách mặt đất 5m, người ta ghi nhận nhiệt độ thực tế của ngày hôm đó là 66 độ C.

Iraq: Iraq hứng chịu khí hậu khô nóng, ít mưa vào mùa hè. Nhiều ngày liền, nơi đây ghi nhận mức nhiệt tăng cao trên 50 độ C. Dù có mùa đông ôn đới lạnh nhưng nhiệt độ trung bình năm ở Iraq vẫn rất cao, từ 20 đến 30 độ C. Do đó, đây vẫn được xem là một trong những quốc gia nóng nhất thế giới.

Iraq: Iraq hứng chịu khí hậu khô nóng, ít mưa vào mùa hè. Nhiều ngày liền, nơi đây ghi nhận mức nhiệt tăng cao trên 50 độ C. Dù có mùa đông ôn đới lạnh nhưng nhiệt độ trung bình năm ở Iraq vẫn rất cao, từ 20 đến 30 độ C. Do đó, đây vẫn được xem là một trong những quốc gia nóng nhất thế giới.

Kebili, Tunisia: Tháng 7 ở Kebili nóng nhất trong năm, mức nhiệt kỷ lục ở đây từng đo được là 55 độ C.

Kebili, Tunisia: Tháng 7 ở Kebili nóng nhất trong năm, mức nhiệt kỷ lục ở đây từng đo được là 55 độ C.

Ốc đảo sa mạc Ghadames, Libya: Ốc đảo sa mạc này nổi tiếng là một trong những nơi nóng nhất trên thế giới, với nền nhiệt lên tới 55 độ C. Ghadames có nhiệt độ cao quanh năm. Nhiệt độ trung bình ở đây là 41 độ C và nhiệt độ đỉnh điểm đo được là 55 độ C. Từ tháng 5 tới tháng 9 là khoảng thời gian Ghadames nóng "rực rỡ" nhất trong năm.

Ốc đảo sa mạc Ghadames, Libya: Ốc đảo sa mạc này nổi tiếng là một trong những nơi nóng nhất trên thế giới, với nền nhiệt lên tới 55 độ C. Ghadames có nhiệt độ cao quanh năm. Nhiệt độ trung bình ở đây là 41 độ C và nhiệt độ đỉnh điểm đo được là 55 độ C. Từ tháng 5 tới tháng 9 là khoảng thời gian Ghadames nóng "rực rỡ" nhất trong năm.

Saudi Arabia: Saudi Arabia là nước duy nhất trên thế giới không có sông. Tới 95% lãnh thổ của Saudi Arabia là sa mạc hoặc vùng đất khô cằn, chỉ 1,45% diện tích đất là có thể canh tác. Điều này khiến cho mức nhiệt trung bình ở nơi đây vào mùa nóng tăng vọt lên 50 độ. Có một số nơi, nhiệt độ vươn lên chạm ngưỡng 52 độ, ảnh hưởng không ít đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân.

Saudi Arabia: Saudi Arabia là nước duy nhất trên thế giới không có sông. Tới 95% lãnh thổ của Saudi Arabia là sa mạc hoặc vùng đất khô cằn, chỉ 1,45% diện tích đất là có thể canh tác. Điều này khiến cho mức nhiệt trung bình ở nơi đây vào mùa nóng tăng vọt lên 50 độ. Có một số nơi, nhiệt độ vươn lên chạm ngưỡng 52 độ, ảnh hưởng không ít đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân.

Sa mạc Lut, Iran: Dữ liệu hồng ngoại từ vệ tinh khảo sát địa lý Mỹ (Lansat) đã chứng minh sa mạc Lut tại Iran là vùng đất nóng nhất trên Trái đất với nhiệt độ lên tới 70,7 độ C (vào năm 2005) mức nhiệt gây “choáng váng” giới khoa học. Đặc biệt, trong những năm 2004, 2006, 2007 và 2009, mức nhiệt cao như trên vẫn được duy trì trên sa mạc này.

Sa mạc Lut, Iran: Dữ liệu hồng ngoại từ vệ tinh khảo sát địa lý Mỹ (Lansat) đã chứng minh sa mạc Lut tại Iran là vùng đất nóng nhất trên Trái đất với nhiệt độ lên tới 70,7 độ C (vào năm 2005) mức nhiệt gây “choáng váng” giới khoa học. Đặc biệt, trong những năm 2004, 2006, 2007 và 2009, mức nhiệt cao như trên vẫn được duy trì trên sa mạc này.

Algeria: Phần lớn Algeria được bao phủ bởi Sahara, sa mạc lớn nhất thế giới. Sahara là sa mạc nóng nhất thế giới. Nhiệt độ ban ngày ở đây có thể lên tới 50 độ C

Algeria: Phần lớn Algeria được bao phủ bởi Sahara, sa mạc lớn nhất thế giới. Sahara là sa mạc nóng nhất thế giới. Nhiệt độ ban ngày ở đây có thể lên tới 50 độ C

Trạm Vostok, Nga: Trạm Vostok, nằm ở độ cao 3.500m trên mực nước biển và trên lớp băng có độ dày 3.700m. Năm 1983, nhiệt độ thấp kỷ lục từng được ghi nhận tại đây là -89,2 độ C. Đó cũng là nhiệt độ thấp nhấp trên hành tinh mà trạm này đo được được kể từ khi nó được thành lập. Mặc dù mùa đông ở đây không ấm áp, nhưng mùa hè thì nhiệt độ cũng chẳng vượt quá -21 độ C.

Trạm Vostok, Nga: Trạm Vostok, nằm ở độ cao 3.500m trên mực nước biển và trên lớp băng có độ dày 3.700m. Năm 1983, nhiệt độ thấp kỷ lục từng được ghi nhận tại đây là -89,2 độ C. Đó cũng là nhiệt độ thấp nhấp trên hành tinh mà trạm này đo được được kể từ khi nó được thành lập. Mặc dù mùa đông ở đây không ấm áp, nhưng mùa hè thì nhiệt độ cũng chẳng vượt quá -21 độ C.

Đảo Ellesmere, Canada: Ellesmere là một hòn đảo rộng lớn, lớn thứ 10 trên thế giới nhưng nó không phải là một thiên đường miền nhiệt đới mà thay vào đó là sự trải dài của các sa mạc băng. Nhiệt độ trung bình ở đây là -20 độ C. Vào mùa đông, nó giảm xuống khoảng -40 độ C.

Đảo Ellesmere, Canada: Ellesmere là một hòn đảo rộng lớn, lớn thứ 10 trên thế giới nhưng nó không phải là một thiên đường miền nhiệt đới mà thay vào đó là sự trải dài của các sa mạc băng. Nhiệt độ trung bình ở đây là -20 độ C. Vào mùa đông, nó giảm xuống khoảng -40 độ C.

Oymyakon, Nga: Oymyakon là tên một ngôi làng nằm ở Yakutia, cách 350km về phía nam vòng Bắc cực. Năm 1926, nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận tại đây là -71,2 độ C. Nhiệt độ trung bình ở Oymyakon, Nga và một số khu vực khác tại Yakutia vào tháng 1 hàng năm là -47 độ C. Vào mùa đông, đôi khi nó còn hạ xuống -50 độ C. Đây được coi là một trong những nơi lạnh nhất ở Bắc bán cầu, cùng với Greenland.

Oymyakon, Nga: Oymyakon là tên một ngôi làng nằm ở Yakutia, cách 350km về phía nam vòng Bắc cực. Năm 1926, nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận tại đây là -71,2 độ C. Nhiệt độ trung bình ở Oymyakon, Nga và một số khu vực khác tại Yakutia vào tháng 1 hàng năm là -47 độ C. Vào mùa đông, đôi khi nó còn hạ xuống -50 độ C. Đây được coi là một trong những nơi lạnh nhất ở Bắc bán cầu, cùng với Greenland.

Verkhoyansk, Siberia: Verkhoyansk là một khu vực thuộc Siberia, nơi đây vốn chỉ là nơi tập trung của da và lông thú, chăn nuôi tuần lộc. Điều thú vị chính là ngoài việc trở thành khu vực lạnh thứ 3 trên thế giới, Verkhoyansk cũng là thành phố nhỏ thứ 3 của nước Nga.

Verkhoyansk, Siberia: Verkhoyansk là một khu vực thuộc Siberia, nơi đây vốn chỉ là nơi tập trung của da và lông thú, chăn nuôi tuần lộc. Điều thú vị chính là ngoài việc trở thành khu vực lạnh thứ 3 trên thế giới, Verkhoyansk cũng là thành phố nhỏ thứ 3 của nước Nga.

Snag, Yukon Territory, Canada: Snag là khu vực có nhiệt độ thấp nhất ở khu vực Bắc Mỹ kể từ khi con người bắt đầu ghi chép về nhiệt độ. Nhiệt độ thấp kỷ lục tại đây xuất hiện vào năm 1947. Cư dân sinh sống ở nơi đây chủ yếu là những người thổ dân, những người buôn bán lông da thú hoặc các chuyên viên của đài khí tượng.

Snag, Yukon Territory, Canada: Snag là khu vực có nhiệt độ thấp nhất ở khu vực Bắc Mỹ kể từ khi con người bắt đầu ghi chép về nhiệt độ. Nhiệt độ thấp kỷ lục tại đây xuất hiện vào năm 1947. Cư dân sinh sống ở nơi đây chủ yếu là những người thổ dân, những người buôn bán lông da thú hoặc các chuyên viên của đài khí tượng.

Vùng Prospect Creek, Alaska (Mỹ): Prospect Creek là khu vực cách Fairbanks khoảng 290 km về phía bắc và cách Bettles (bang Alaska). Đây cũng là khu vực có nhiệt độ thấp nhất ở nước Mỹ. Năm 1971, nhiệt độ ở Prospect Creek thấp chưa từng có (- 62 độ C). Ngày nay, thời tiết ở vùng này còn khắc nghiệt hơn. Thời điểm lạnh nhất là tháng 2.

Vùng Prospect Creek, Alaska (Mỹ): Prospect Creek là khu vực cách Fairbanks khoảng 290 km về phía bắc và cách Bettles (bang Alaska). Đây cũng là khu vực có nhiệt độ thấp nhất ở nước Mỹ. Năm 1971, nhiệt độ ở Prospect Creek thấp chưa từng có (- 62 độ C). Ngày nay, thời tiết ở vùng này còn khắc nghiệt hơn. Thời điểm lạnh nhất là tháng 2.

Barrow, Alaska: Thành phố Barrow thuộc tiểu bang Alaska, nằm ở cực bắc của nước Mỹ, cách Bắc Cực về phía bắc hơn 500 km và phía nam 2.000 km. Nhiệt độ thấp nhất của khu vực này vào khoảng -62 độ C. Thành phố này lạnh tới mức Mặt trời lặn vào cuối tháng 11 và chỉ xuất hiện trở lại cho đến cuối tháng 1. Thậm chí, ngay cả vào mùa hè thì không khí nơi đây vẫn lạnh. Mãi cho tới tháng 6, mọi thứ mới bắt đầu hết bị đóng băng và nhiệt độ trung bình trong giai đoạn này là 3 độ C.

Barrow, Alaska: Thành phố Barrow thuộc tiểu bang Alaska, nằm ở cực bắc của nước Mỹ, cách Bắc Cực về phía bắc hơn 500 km và phía nam 2.000 km. Nhiệt độ thấp nhất của khu vực này vào khoảng -62 độ C. Thành phố này lạnh tới mức Mặt trời lặn vào cuối tháng 11 và chỉ xuất hiện trở lại cho đến cuối tháng 1. Thậm chí, ngay cả vào mùa hè thì không khí nơi đây vẫn lạnh. Mãi cho tới tháng 6, mọi thứ mới bắt đầu hết bị đóng băng và nhiệt độ trung bình trong giai đoạn này là 3 độ C.

Trạm Amundsen-Scott ở Nam Cực (-82,8°C): Trải qua 6 tháng Mặt Trời chiếu sáng vào mùa hè và 6 tháng chìm trong bóng tối hoàn toàn vào mùa đông. Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận ở địa điểm này là ngày Giáng sinh năm 2011 khi nhiệt kế chỉ -12,3°C. Mức nhiệt độ lạnh nhất tại đây là -82,8°C được ghi nhận vào 1982.

Trạm Amundsen-Scott ở Nam Cực (-82,8°C): Trải qua 6 tháng Mặt Trời chiếu sáng vào mùa hè và 6 tháng chìm trong bóng tối hoàn toàn vào mùa đông. Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận ở địa điểm này là ngày Giáng sinh năm 2011 khi nhiệt kế chỉ -12,3°C. Mức nhiệt độ lạnh nhất tại đây là -82,8°C được ghi nhận vào 1982.

Denali, Alaska, Mỹ (-73°C): Denali, tên gọi trước đây là núi McKinley là đỉnh núi cao nhất ở Bắc Mỹ (hơn 6.000 m phía trên mực nước biển). Với nhiệt độ trung bình khoảng -10°C. Từ năm 1950 đến năm 1969, một trạm khí tượng tại đó ghi nhận nhiệt độ khoảng -73°C, nhưng độ lạnh do gió có thể hạ thấp tới -83,4°C.

Denali, Alaska, Mỹ (-73°C): Denali, tên gọi trước đây là núi McKinley là đỉnh núi cao nhất ở Bắc Mỹ (hơn 6.000 m phía trên mực nước biển). Với nhiệt độ trung bình khoảng -10°C. Từ năm 1950 đến năm 1969, một trạm khí tượng tại đó ghi nhận nhiệt độ khoảng -73°C, nhưng độ lạnh do gió có thể hạ thấp tới -83,4°C.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/kham-pha-nhung-noi-nong-nhat-va-lanh-nhat-tren-trai-dat-post580237.antd
Zalo