Hội thảo khoa học quốc tế về ứng dụng công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo
Ngày 29/11, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TPHCM tổ chức hội thảo khoa học quốc tế về công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo.
Đây là lần thứ ba Trường Cán bộ quản lý giáo dục TPHCM tổ chức hội thảo quốc tế về chủ đề chuyển đổi số, tiếp nối thành công của các hội thảo vào năm 2022 và năm 2023.
Với chủ đề "Ứng dụng công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo trong giáo dục đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số", Hội thảo vinh dự đón tiếp ông Lonphanh Phaodavanh, Tổng Lãnh sự, Lãnh sự quán Lào tại Việt Nam; Ông You Sangbyun Tổng Lãnh sự, Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam cùng hơn 200 đại biểu là các chuyên gia, các nhà khoa học, cán bộ quản lý trong nước và quốc tế tham dự.
Phát biểu tại hội thảo, TS. Vũ Quảng, Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý giáo dục TPHCM nhấn mạnh: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ tự động hóa không chỉ là xu hướng mà còn là đòi hỏi tất yếu để giáo dục Việt Nam bắt nhịp với thời đại chuyển đổi toàn cầu.
"Hội thảo tập trung vào bốn chủ đề chính, gồm: Học tập cá nhân hóa bằng AI: Tăng cường tính chủ động và nâng cao kết quả học tập; Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động bồi dưỡng quản lý giáo dục phổ thông; AI dự đoán sự thành công của học viên và phương pháp học tập cá nhân hóa. Đây sẽ là cơ hội để các nhà khoa học và giáo dục cùng tìm ra các giải pháp tối ưu hóa chất lượng đào tạo."- TS Vũ Quảng nói.
Trong khuôn khổ chương trình các phiên thảo luận tập trung vào các công thức và cơ hội trong chuyển đổi số giáo dục như: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục đại học tại Việt Nam: Tác động, công thức và định hướng giải pháp; Chia sẻ dự án iSelectSchool.com – Kết nối trí tuệ nhân tạo để định hướng nghề nghiệp.
Kết thúc hội thảo, nhiều ý tưởng mới đã được chia sẻ, mở ra hướng tiếp cận mới cho giáo dục Việt Nam trong bối cảnh nhập và chuyển đổi. Ban tổ chức kỳ vọng sự kiện này sẽ trở thành cầu nối giúp các nhà giáo dục ứng dụng hiệu quả các giải pháp công nghệ, từ đó nâng cao chất lượng trong giảng dạy.